"1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
3. Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ luật này."
Như vậy, trong quá
trình giải quyết vụ án ly hôn (bắt đầu từ thời điểm thụ lý vụ án), nếu thấy có
cơ sở cho rằng một trong hai bên sẽ có hành vi tẩu tán tài sản thì bên còn lại
có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định
tại Điều 114 bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp
yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người
bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
(K 1, Đ 113, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015).
Trên đây là nhưng tư vấn từ Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp chúng tôi.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!