Hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc về các thủ tục liên quan đến cho con nuôi. Các mối quan hệ phát sinh mới là gì? Hãy cùng Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp giải đáp thắc mắc trên.
I. Cơ sở pháp lý
- Nghị định 123/2015.NĐ-CP
- Luật nuôi con nuôi 2010
- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
II. Nội dung tư vấn
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch thì đối với trường
hợp trẻ bị phát hiện bỏ rơi tại các cơ sở y tế thị Thủ trưởng cơ sở y tế có
trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã để
tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; trong khoảng thời gian đó thì Ủy
ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời
nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật nuôi con nuôi 2010, hồ
sơ người được nhận làm con nuôi trong nước bao gồm:
- Giấy khai sinh
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp
- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 6 tháng
- Giấy tờ kèm theo:
+ Biên bản xác nhận do Ủy
ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi đối với trẻ
em bị bỏ rơi;
+ Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa
án tuyên bố cha đẻ, mẹ để của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi;
+ Quyết định tuyên bố cha đẻ, mẹ để của người được giới
thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha mẹ
đẻ mất tích;
+ Quyết định của toàn án tuyên bố cha mẹ đẻ của người được
giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu
làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự
- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại UBND cấp xã thì
sau tối đa 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, UBND xã sẽ tiến hành lấy
ý kiến của những người được quy định tại Điều 21 Luật con nuôi
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một vấn đề như sau:
Theo Khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi quy định về sự đồng ý
cho con nuôi như sau
Trừ trường hợp cha đẻ hoặc mẹ đẻ của người được nhận nuôi đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc không thể xác
định chính xác được thì việc nhận nuôi con nuôi đối với người được nhận nuôi phải
được sự chấp thuận của cả cha mẹ đẻ người được nhận nuôi.
Nếu cả cha và mẹ đẻ của
người được nhận nuôi đều đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc, mất tích hoặc
không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ, nếu người được
nhận nuôi là trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của đứa trẻ
đó.
Theo đó, dù hai vợ chồng
đang tạm thời ly thân hoặc đã ly hôn thì khi một bên muốn giao con cho người
khác nuôi thì vẫn cần phải có sự đồng ý của người còn lại. Trừ trường hợp cha
hoặc mẹ đẻ chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được
thì mới chỉ cần sự đồng ý của một người là đủ.
Căn cứ theo luật hôn nhân
và gia đình năm 2014
+ Khoản 1 Điều 71 quy định
về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con
“Cha, mẹ có nghĩa
vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con
đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình.”
+ Khoản 1 Điều 81 quy định
việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
“Sau khi ly hôn,
cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ
luật dân sự và các luật khác có liên quan.”
+ Khoản 2 Điều 82 quy định
về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
“Cha, mẹ không trực
tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
Theo đó, nếu giữa hai vợ
chồng không ly hôn thì người hai người vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
chung của hai người.
Trên đây là nội dung tư vấn
của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp.
Khi gặp vướng mắc về lĩnh
vực Hôn nhân và Gia đình liên quan đến pháp lý, hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0982.033.335 để được tư vấn kịp thời!
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Thúy Nga
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Có thể bạn quan tâm: