I.Căn cứ pháp lý
Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014
Nghị
định 67/2015/NĐ-CP
II. Nội dung tư vấn
Khoản
3 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định các hành vi bị cấm, trong đó có các
hành vi: “Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo”,
“Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở
ly hôn”. Ý chí của vợ chồng chỉ được coi là tự nguyện khi vợ và chồng không
bị tác động từ yếu tố bên kia hay bởi bất cứ yếu tố bên ngoài nào khác khiến họ
phải ly hôn trái với nguyện vọng của mình. Trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị
bên kia tác động, cưỡng ép, đe dọa hoặc có sự tác động đe dọa từ người thứ ba
khác khiến họ đưa ra quyết định ly hôn thì cũng đây cũng không phải là thực sự
tự nguyện ly hôn.
Mong muốn thuận tình ly hôn của vợ chồng cũng
phải là đúng bản chất của nó, không thể là hiện tượng lợi dụng ly hôn để phục vụ
một mục đích nào đó của vợ hoặc chồng. Khoản 15 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014
cũng quy định về ly hôn giả tạo. Trên thực tế có nhiều trường hợp ly hôn giả tạo
để đạt được những mục đích như trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách
về dân số… Hậu quả của những hành vi này ảnh hướng xấu đến những người có quyền
lợi liên quan và xã hội. Do vậy, Tòa án cần thận trọng trong việc giải quyết
các vụ ly hôn tránh trường hợp giải quyết không đúng với bản chất vụ ly hôn.
Ví
dụ về ly hôn giả tạo: Vợ chồng anh A có nợ anh B một khoản tiền 10 triệu đồng. Anh
B đã đòi hơn năm nay nhưng vợ chồng họ vẫn không trả. Được biết vợ chồng A cũng
đang thiếu nợ rất nhiều, nhưng vợ chồng họ có tài sản chỉ không chịu trả nợ. Và
người chồng đã bí mật chuyển hết tài sản cho bố mẹ vợ, sau đó, họ nộp đơn ra
Tòa xin ly hôn và khai trong đơn là không có tài sản để chia.
Như
vậy, có thể thấy trường hợp này, vợ chồng A không có ý định ly hôn, trong đời sống
hôn nhân không hề tồn tại mâu thuẫn, rạn nứt hay những yếu tố khác khiến gia
đình tan vỡ. Tuy nhiên, vợ chồng A đã lợi dụng quy định của pháp luật trong việc
chuyển tài sản sang cho bố mẹ vợ, sau đó xin ly hôn. Khi đó, tài sản chung giữa
hai vợ chồng không còn nên không thể trả nợ được. Đây là hành vi lừa dối để trốn
tránh nghĩa vụ tài sản.
Việc
ly hôn giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ có thể bị xử phạt hành chính
theo quy định tại khoản 35 Điều 1 Nghị định
67/2015/NĐ-CP đó là có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng. Trong
những trường hợp này, Tòa án phải tiến hành điều tra kĩ để có thể có những kết
luận đúng đắn trong việc đưa ra kết luận thuận tình ly hôn, tránh làm ảnh hưởng
đến quyền lợi hợp pháp của những người liên quan.
CÔNG
TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để
có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật
sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng
đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail:luathongthai@gmail.com
Trụ
sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh
Xuân)
Phạm Hiện
Bạn
cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 19006248
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 19006248
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 19006248
- Dịch
vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 19006248
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 19006248
Trân trọng cảm ơn.