I.Căn cứ pháp lý
Bộ
luật lao động năm 2019
II. Nội dung tư vấn.
Các trường hợp người sử dụng lao động được
chuyển người lao động làm một công việc khác so với HĐLĐ.
“ Khi gặp khó khăn đột xuất do
thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất,
kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động
làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc
cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với
hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được
thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.”
( Khoản1, Điều 29 BLLĐ2019)
Theo quy định trên thì các trường hợp người sử dụng lao động chuyển người lao động sang một vị trí khác so với HĐLĐ gồm: khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất.
Lý do phổ biến của các công ty, doanh nghiệp
là do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Đó là lý do dễ dàng nhất, vì lý
do này thực tế rất đa dạng và đặc thù từng doanh nghiệp nên luật lao động không
quy định cụ thể hơn, tuy nhiên nếu có ra Tòa thì Tòa án cũng sẽ căn cứ theo những
lý do hợp lý và đúng là nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Đồng
thời luật lao động cũng quy định là: “Công ty phải quy định cụ thể trong nội
quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng
lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với HĐLĐ.”
Như
vậy việc quy định cụ thể trong nội quy lao động là bắt buộc, do đó bạn có thể
xem lại nội quy lao động của công ty để biết chi tiết hơn về lý do này.
Về
thời hạn chuyển người lao đông sang làm công việc khác
Việc điều chuyển này sẽ có một thời hạn
nhất định chứ không được chuyển vĩnh viễn và thời hạn đó là không được quá
60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người
lao động
Nếu như doanh nghiệp đã chuyển người lao động
làm công việc khác so với HĐLĐ đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu
tiếp tục muốn chuyển thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng
văn bản.
Nếu như muốn người lao động làm việc luôn tại
vị trí mới đó, thì doanh nghiệp nên thanh lý HĐLĐ cũ và ký lại HĐLĐ mới với người
lao động. Tất nhiên phải có sự đồng ý của người lao động.
-Về thủ tục và yêu cầu khi chuyển
người lao động làm công việc khác
Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc
khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người
lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm
thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
-Về việc giải quyết quyền lợi cho người lao động
Khi người sử dụng lao động tạm điều chuyển
người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, có hai loại quyền lợi
quan trọng của người lao động cần quan tâm giải quyết, đó là tiền lương trong
thời gian làm công việc mới và bố trí công việc cho người lao động khi hết hạn
điều chuyển.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao
động 2019, trong thời gian tạm điều chuyển lao động, người lao động được trả
lương theo công việc mới. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc chung trong việc
trả lương là “làm công việc gì trả lương theo công việc đó”. Tuy nhiên, để
tránh thiệt thòi cho người lao động, Nhà nước quy định nếu tiền lương của
công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền
lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc, thời gian còn lại người lao động được
hưởng lương theo công việc mới, nhưng ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công
việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Tuy
nhiên nếu “Người lao động không đồng ý tạm
thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn
trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng
việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.” Để nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho người lao động.
Trên
đây là sự tư vấn của Luật Hồng Thái và Đồng nghiệp.