I.Căn cứ pháp lý
Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014
Nghị
định 110/2013/NĐ-CP
Bộ luật Hình sự năm 2015
II.Nội dung tư vấn
Kết
hôn trái pháp luật là gì?
Khoản
6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình quy đinh: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo
quy định tại Điều 8 của Luật này”
Như
vậy, chỉ coi là kết hôn trái pháp luật khi hai bên nam nữ đã đăng kí kết hôn
theo đúng quy định của pháp luật nhưng không tuân thủ một trong các điều kiện kết
hôn luật định. Ví dụ như chưa đến tuổi kết hôn, hay có dấu hiệu cưỡng ép…Trường
hợp hai bên nam nữ không đăng kí kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn hoặc
trường hợp đăng kí kết hôn không đúng thẩm quyền cũng là việc vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực hôn nhân nhưng không được xác định là kết hôn trái pháp luật. Việc
phân biết này có ý nghĩa trong việc lựa chọn hình thức xử lí đối với từng trường
hợp vi phạm.
Hình
thức xử lý
Xử
lý hành chính
Ngoài cách xử lý việc kết hôn trái pháp
luật trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tại Điều 48 Nghị định
110/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi này như sau:
“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết
hôn, vi phạm chế
độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi
phạm quy định về ly hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà
kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà
mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà
chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà
chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có
vợ;
d) Kết hôn giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con
nuôi
e) Kết hôn giữa người đã từng là
cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với
con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách,
pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản.”
Có thể nói xử phạt hành chính là biện
pháp xử lý thông dụng đối với việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên mức phạt
còn khá thấp để có thể ngăn ngừa tình trạng này, làm cho người vi phạm có thể nộp
phạt nhiều lần và ảnh gây ảnh hưởng đối với vấn đề quản lý ở địa phương.
Xử
lý hình sự
Đối với việc kết hôn trái pháp luật thì
xử lý hình sự là khung bậc áp dụng cao nhất đối với hành vi của người đang có vợ,
có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ,
chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng,
có vợ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ luật
hình sự 2015 như sau:
“Điều 182. Tội
vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng
mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ,
chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ
là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh
cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01
năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một
hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một
trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy
việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế
độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Như vậy, đối với hình thức này chỉ áp dụng
cho việc tái phạm khi đó xử lý trước đó, và đây cũng được coi là biện pháp ngăn
ngừa hiệu quả nhất.
Trên đây là sự tư vấn của Luật Hồng
Thái và Đồng nghiệp