Hạn chế và ngăn cản quyền thăm nom con sau ly hôn?
|
|
(Số lần đọc 1013)
Vấn đề ly hôn ngày nay diễn ra tương đối phổ biến. trong quá trình ly hôn các bên sẽ có tranh chấp về quyền tài sản và quyền nuôi con. Một trong số đó đã có trường những hợp người trực tiếp nuôi con ngăn cản, hạn chế quyền thăm nom chăm sóc người không trực tiếp nuôi con. Vậy việc ngan cản hạn chế đó có vi phạm pháp luật hay không
I. Căn cứ pháp lý II. Nội dung tư vấn
Theo thống kê của tòa án trong những năm gần đây vụ việc ly hôn đã chiếm tới 70% các vụ việc của tòa án. điều này cho thấy được rằng vấn đề ly hôn đang diễn ra rất phổ biến. Trong quá trình ly hôn vấn đề đáng quan ngại nhất đó chính là quyền trực tiếp nuôi con. Khi một trong các bên được tòa án quyết định quyền trực tiếp nuôi con thì đã có những hành vi như ngăn cản, hạn chế quyền thăm nom chăm sóc con cái của người còn lại. Hành vi này được xem là vi phạm pháp luật. Theo quy định tại khoản 3 điều 81 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: "Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan." Tại khoản 3 điều 82 luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: " Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở." Như vậy đối với người không trực tiếp nuôi con có quyền được thăm nom chăm sóc con cái mà không ai được phép ngăn cản. Như vậy, quyền của người không trực tiếp nuôi con cũng chính là nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con. Người trực tiếp nuôi con không được ngăn cản thăm nom chăm sóc con cái của người không trực tiếp nuôi con quy định tại khoản 2 điều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014. Pháp luật có quy định đã có quy định cấm hành vi ngăn cản thăm nom chăm sóc con cái nhưng vẫn được phép hạn chế quyền thăm nom chăm sóc của người không trực tiếp nuôi con. Tại khoản 3 điều 82 quy định: "Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó." Vì vậy có thể thực hiện việc hạn chế thay vì thực hiện cấm hành vi thăm nom chăm sóc con cái.
Xử phạt hành vi ngăn cản thăm nom chăm sóc con Theo quy định tại điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì: "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau."
TAGs:#hanchengancanthamcon
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Có thể bạn quan tâm?
|
|
Tin nhiều người quan tâm
Thư viện video
» Thông tin về các sản phẩm Hilaphar
Dành cho đối tác
|