Con cái là tài sản lớn nhất của Cha Mẹ, nhưng khi ly hôn thì đó lại là một đối tượng để tranh chấp quyền nuôi con. Vậy Tòa án sẽ giải quyết như thế nào đối với trường hợp con từ 7 tuổi trở lên.
I. Căn cứ pháp
lý
Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014
II. Nội dung tư
vấn
Tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
1. Trong trường hợp có yêu
cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa
án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong
các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp
với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con
từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét
thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết
định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Như vậy, nột bên vợ
hoặc chồng muốn thay đổi trực tiếp quyền nuôi con thì hai bên có thể thỏa thuận
với nhau về việc thay đổi này. Nếu cả hai bên không thỏa thuận được thì sẽ giải
quyêt theo quy định của pháp luật.
Thay đổi người
trực tiếp nuôi con từ 7 tuổi trở lên
Như vậy khi muốn thay đổi
người tiếp nuôi con từ đủ 7 tuổi trở lên thì ngoài việc phải chứng minh
các điều kiện đáp ứng cho con thì vấn đề luôn được ưu tiên là xem xét nguyện vọng
quả con. Vì khi con từ đủ 7 tuổi trở lên, con có đủ nhận thức để muốn ở với ai.
Do đó để đảm bảo quyền lợi tốt cho con
và cho con được sống trong môi trường mà con thấy thỏa mái nhất thì cần phải
xem xét đến nguyện vọng của con.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP