Với quan điểm trẻ em là mầm non tương lai của đất nước trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, các quốc gia đều quan tâm bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Việt Nam cũng không ngoại lệ, Luật hôn nhân và gia đình nước ta xây dựng trên cơ sở của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của các con và các biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ của cha mẹ. Trong đó, có quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên nói chung, bao gồm cả quyền thăm nom con của cha/ mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
I.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014
II.
Nội dung tư vấn
Theo quy định tại Khoản
3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ
thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha,
mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng
xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp
nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, Tòa án có thẩm
quyền hạn chế quyền chăm nom con của người không trực tiếp nuôi con.
Theo Khoản 1 Điều 85 Luật HN
& GĐ năm 2014 quy định các trường hợp mà cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với
con chưa thành niên gồm:
“a)
Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b)
Phá tán tài sản của con;
c)
Có lối sống đồi trụy;
d)
Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Do vậy, cha, mẹ không
trực tiếp nuôi con có thể bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom còn khi rơi vào 4 trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều
85 Luật HN & GĐ năm 2014.
Trên đây là tư vấn của
chúng tôi về việc xác nhận tình trạng hôn nhân khi đã có con. Hy vọng rằng sự
tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết
những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn
có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng
Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng
cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Trân trọng cảm ơn!
Đỗ Thắm