Vấn đề ngoại tình ngày nay đã không còn hiếm gặp trong xã hội và luôn là vấn đề nhức nhối với mỗi gia đình. Vậy ngoại tình có phải là hành vi trái pháp luật?
I. Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014
II. Nội dung tư vấn
Ngoại tình được hiểu như thế nào?
Ngoại tình được hiểu là hành vi của một người đang có vợ, có
chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác chưa có vợ, chưa
có chồng mà kết hôn hoặc chung sông như vợ chồng với người đang có chông, có vợ
Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy
định:
"2. Cấm các hành vi sau
đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn
giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn,
lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng
mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có
chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống
như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là
cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng
với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu
sách của cải trong kết hôn"
Như vậy, hành vi ngoại tình vi phạm chế độ một vợ một chồng
mà pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên trong Luật hôn nhân và gia đình lại không có chế
tài xử phạt việc ngoại tình. Việc ngoại tình sẽ bị xử phạt hành chính nếu người
có liên quan nộp đơn lên Chủ tich UBND cấp xã (phường, thị trấn) nơi có hành vi
vi phạm và yêu cầu xử phạt.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề ngoại tình. Hy vọng
rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để
giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự
việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc
tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường
Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Hương Trinh