Sáng chế được hiểu là sản phẩm, quy trình công nghệ do con người tạo ra dựa trên việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên. Hiện nay khi xã hội phát triển các tác phẩm sáng chế ra đời ngày càng nhiều, nhu cầu bảo hộ quyền của chủ sở hưu ngày càng lớn. Pháp luật đã ban hành một số các qy định về vấn đề điều kiện và thủ tục đăng kí quyền bảo hộ sáng chế.
Luật Hồng Thái sẽ giới thiệu đến bạn những vấn đề chi tiết cụ thể liên quan đế nội dung trình tự bảo hộ sáng chế. Cụ thể như sau:I. Cơ sở pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009;
- Thông tư 01/2007/TT-BLHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2007;
- Thông tư 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 103/2006/NĐ-CP về Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được sửa đổi theo thông thư 13/2010/TT-BKKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 20 tháng 02 năm 2013;
II. Điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký bảo hộ sáng chế
- Có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới;
- Có trình độ sáng tạo,và;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp
III. Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế
1. Chuẩn bị hồ sơ
+ Đối với trường hợp sáng chế không thuộc sở hữu chung
Hồ sơ gồm có các giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu đăng ký sáng chế;
- Bản mô tả;
- Bản tóm tắt;
- Yêu cầu bảo hộ;
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ với trường hợp nộp hồ sơ thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
+ Đối với trường hợp sáng chế thuộc sở hữu chung
Hồ sơ gồm có những giấy tờ sau đây:
- Tờ khai cấp phó văn bản bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đối với trường hợp nộp đơn thông quan đại diện;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ tại 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Cục sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Có thể nộp trực tiếp tại một trong các địa chỉ trên hoặc nộp thông qua đường bưu điện.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ như sau:
+ Thứ nhất là thẩm định về hình thức:
Đây là việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời hạn thẩm định là 01 tháng, Cục SHTT sẽ 1 trong 02 thông báo sau:
Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hình thức;
Hoặc Thông báo từ chối chấp nhận đơn hình thức.
+ Thứ hai là công bố đơn hợp lệ: trong thời hạn 19 ngày kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tuỳ theo ngày nào muộn hơn.
+ Thứ ba, thẩm định về nội dung: đây là việc đánh giá khả năng được bảo hộ của giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ sáng chế và đánh giá lần lượt từng điểm nêu trong phạm vi.
Trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày công bố Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đăng ký sáng chế hoặc ngày công bố.
- Quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối cấp văn bằng: Sau khi thẩm định nội dung Cục Sở hữu trí tuệ sẽ quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế cho chủ đơn đăng ký.Nếu từ chối cấp, Cục cũng sẽ nêu rõ lý do từ chối để chủ đơn tham khảo và tiến hành khiếu nại (nếu có)
- Thực hiện việc nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: Sau khi có quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký, chủ đơn sẽ nộp phí cấp văn bằng tại Cục SHTT để nhận được giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế.
Lưu ý: Một số đối tượng không được Nhà nước bảo hộ
- Ý đồ,nguyên lý và phát minh khoa học;
- Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế;
- Phương pháp và hệ thống giáo dục,giảng dạy,đào tạo;
- Phương pháp luyện tập cho vật nuôi;
- Hệ thống ngôn ngữ,hệ thống thông tin,phân loại,sắp xếp tư liệu;
- Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng,các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ;
- Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;
- Ký hiệu quy ước,thời gian biểu,các quy tắc và các luật lệ,các dấu hiệu tượng trưng:
- Phần mềm máy tính,thiết kế bố trí vi mạch điện tử,mô hình toán học,đồ thị tra cứu và các dạng tương tự;
- Giống thực vật,giống động vật;
- Phương pháp phòng bệnh,chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật;
- Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật và động vật;
- Các đối tượng trái với lợi ích xã hội,trật tự công cộng,nguyên tắc nhân đạo.
Trên đây là phần tư vấn đến từ công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Trình Thương
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!