Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định Luật này (vi phạm về độ tuổi, vi phạm về sự tự nguyện, bị mất năng lực hành vi dân sự hay thuộc các trường hợp bị cấm..). Việc kết hôn trái pháp luật là hành vi không theo hướng xây dựng của người làm luật. Cùng tìm hiểu xem toà án dựa vào những căn cứ nào để xác định đâu là kết hôn trái pháp luật nhé!
I.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
II.
Nội dung tư vấn
Để phục vụ cho việc ra quyết định giải quyết
việc kết hôn trái pháp luật, pháp luật về hôn nhân và gia đình đã đưa ra những
căn cứ xác đáng, đã được quy định trong luật hôn nhân và gia đình và được tổng
hợp lại tại Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Cụ thể
là tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày
06/01/2016 về Hướng dẫn thi hành một số quy định của luật hôn nhân và gia đình
có nêu rõ:
“Điều 2. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật
Khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái
pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của
Luật hôn nhân và gia đình để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái
pháp luật và lưu ý một số điểm như
sau:
1. “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ
18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân
và gia đình là trường hợp nam
đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày,
tháng, năm sinh.
Trường hợp không xác định được ngày sinh,
tháng sinh thì thực hiện như sau:
a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác
định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;
b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh
nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một
của tháng sinh.
Ví dụ: Chị B sinh ngày 10-01-1997, đến ngày
08-01-2015 chị B đăng ký kết hôn với anh A tại Ủy ban nhân dân xã X. Tại thời điểm đăng ký kết hôn chị B
chưa đủ 18 tuổi (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10-01-2015), như vậy, theo quy định
tại khoản 1 Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì chị B
đã đủ tuổi kết hôn, tuy nhiên vì ngày chị B đăng ký kết hôn Luật hôn nhân và
gia đình đã có hiệu lực (ngày 01-01-2015) nên chị B đã vi phạm điều kiện về tuổi
kết hôn quy định tại điểm a khoản
1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.
2. “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện
quyết định” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và
gia đình là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn
tự do theo ý chí của họ.
3. “Lừa dối kết hôn” quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là hành vi cố ý của một bên
hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý
kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.
4. “Người đang có vợ hoặc có chồng” quy
định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là người
thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng
quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có
sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã
chết;
b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người
khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có
sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã
chết;
c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều
kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án
công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ
(chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
5. Việc xác định thời điểm “cả hai bên kết
hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn” quy định tại khoản 2 Điều 11 của
Luật hôn nhân và gia đình phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Tòa
án yêu cầu đương sự xác định và cung cấp các tài liệu, chứng cứ để xác định thời
điểm cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều
8 của Luật hôn nhân và gia đình.
Ví dụ 1: Trường hợp kết hôn khi một
bên bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị lừa dối kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn
quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình. Tuy
nhiên, nếu sau khi bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị lừa dối kết hôn mà bên bị cưỡng
ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn đã biết nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống
hòa thuận thì thời điểm đủ điều kiện kết hôn là thời điểm đương sự biết
mình bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn nhưng vẫn tiếp tục sống chung như vợ chồng.
Ví dụ 2: Ngày 15-01-2005, chị B kết hôn
với anh A. Đến ngày 15-01-2010, chị B lại kết hôn với anh C. Ngày
25-01-2012, Tòa án có quyết định tuyên bố anh A chết. Ngày 12-6-2015, Tòa án mở
phiên họp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa chị B và
anh C. Tại phiên họp, chị B và anh C đều yêu cầu công nhận quan
hệ hôn nhân thì chị B và anh C phải cung cấp Quyết định của Tòa án
tuyên bố anh A đã chết để xác định thời điểm chị B và anh C đủ điều
kiện kết hôn. Trong trường hợp này,
thời điểm chị B và anh C có đủ điều kiện kết hôn là thời điểm mà Tòa
án xác định anh A chết được ghi trong quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”
LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).