Công ty luật Hồng Thái và Đồng Nghiệp cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email:Luathongthai@gmail.com và Tổng đài luật sư tư vấn trực tuyến:19006248. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
1. Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
2. Nội dung
- Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng tại Điều 33 như sau :
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."
Theo quy định trên của pháp luật thì tài sản là quyền sử dụng đất được tặng cho trong thời kì hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc có được thông qua tài sản riêng ( đoạn 2 khoản 1 Điều 33 luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Như vậy tài sản là quyền sử dụng đất có được trong thời kì hôn nhân trừ khi được tặng cho riêng và thừa kế riêng và có được bằng tài sản riêng thì đều là tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Và tài sản chung phải được đăng kí đứng tên cả 2 vợ chồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác tức là thỏa thuận chỉ vợ hoặc chồng đứng tên ( khoản 1 Điều 34 luật hôn nhân và gia đình năm 2014).Do vậy đây là quyền sử dụng đất được tặng cho chung trong thời kì hôn nhân, trên giấy tờ có ghi tên cả 2 vợ chồng. Vì vậy tài sản này được coi là tài sản chung trong thời kì hôn nhân.
- Theo Điều 62 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chia sẻ quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn như sau:
Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.
- Theo quy định của pháp luật nêu trên tài sản chung là quyền sử dụng đất khi li hôn sẽ được chia theo điều 62 tức là theo thỏa thuận của 2 bên, nếu hai bên không thể thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại điều 59 luật hôn nhân và gia đình nếu cả hai bên có yêu cầu hoặc chỉ một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu tòa án giải quyết.
- Về thừa kế: các con bạn hoàn toàn có quyền thừa kế tài sản của bố mẹ để lại dù có di chúc hay không có di chúc. Tuy nhiên việc thừa kế chỉ đặt ra khi người để lại di sản thừa kế chết. Theo đó bạn có thể tham khảo phần thứ tư Bộ luật dân sự năm 2005
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Các bài viết liên quan: