Hiện nay tình trạng các loại thuốc gia truyền (thuốc điều trị tiểu đường, xương khớp, tim mạch...), mỹ phẩm, thực phẩm chức năng quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội. Thậm trí các đối tượng này còn mạo danh, dùng hình ảnh những người nổi tiếng: Bác sỹ, diễn viên... nói về công dụng của sản phẩm; Hoặc cắt ghép hình ảnh sản phẩm vào clip của VTV... Luật sư nhận định sao về thực trạng này? Theo luật sư, chúng ta cần làm gì để ngăn chặn tình trạng đáng buồn đó?
Trân trọng cảm ơn!
Hiện nay, chúng ta thường xuyên bắt gặp trên mạng xã hội hay một số website liên tục đăng tải các tên tuổi của không ít nhân viên y tế, giáo sư, bác sỹ, thậm trí cả thương hiệu bệnh viện lớn cũng đã bị một số cơ sở, cá nhân giả mạo để quảng cáo nhiều nội dung sai sự thật với mục đích quảng cáo, chào bán các sản phẩm làm đẹp, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh. Chưa kể, qua nhiều lần kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền những giáo sư, bác sỹ này không có kiến thức về dinh dưỡng đóng giả làm bác sỹ, giáo sư tư vấn về các sản phẩm bảo vệ sức khỏe.
Trả lời phỏng vấn:
PV: Luật sư nhận định sao về thực trạng này?
LS: Các vi phạm về quảng cáo vẫn diễn ra phức tạp,
ngày càng tinh vi, tập trung vào các vi phạm như: Quảng cáo thực phẩm chức
năng, thuốc khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung quảng cáo hoặc
không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định. Thậm chí là
các hành vi lợi dụng uy tín, hình ảnh của bệnh viện, bác sỹ cơ quan truyền
thông để quảng cáo, đặc biệt là thông qua mạng xã hội.
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng đã quá tin tưởng
vào những lời quảng cáo sai sự thật, không kiểm tra kỹ các nội dung thông tin về
các sản phẩm, nhanh chóng mua sử dụng. Chính vì vậy rất nhiểu người bệnh tưởng
lầm về công hiệu chữa bệnh của các sản phẩm, hậu quả là mất tiền nhưng bệnh
không thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn.
Theo quy định pháp luật, các chế tài xử lý các
hành vi vi phạm trên đã được quy định rõ:
a.
Phạt vi phạm hành chính
Khoản 5 Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định
xử phạt vi phạm:
“Phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo
sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng,
chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng,
thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại
Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b
Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này;
b) Quảng cáo
lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức,
cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng
của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản
4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này;”
Ngoài ra, có trách nhiệm phải tháo gỡ; tháo dỡ hoặc
xóa quảng cáo vi phạm; và buộc phải cải chính thông tin bị sai.
b.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngoài xử phạt hành chính
theo quy định trên, hành vi quảng cáo gian dối còn có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo điều 197 Bộ luật hình sự 2015:
“Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Tuy nhiên, mức phạt vi
phạm hành chính xem ra vẫn còn quá nhẹ so với hành vi vi phạm của các tổ chức,
cá nhân trong việc quảng cáo thực phẩm chức năng, thuốc sai sự thật, nên chăng
các cơ quan quản lý Nhà nước cần xây dựng chế tài phạt nặng hơn nữa đối với
hành vi quảng cáo sai sự thật về thực phẩm chức năng, thuốc.
PV: Theo luật sư, chúng ta cần làm gì để ngăn chặn tình trạng đáng buồn đó?
LS: Đây là một thực trạng nguy hiểm và đáng động khi
loại hình này đang diễn ra rất phức tạp ngày một nhiều và không có dấu hiệu dừng
lại.
Để giúp giảm thiểu và ngăn chặn tình
trạng này cần sự phối hợp và chung tay vào cuộc của các cơ quan có thẩm quyền
cũng như người dân.
-
Cục
An toàn thực phẩm là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế cần có nhiều biện pháp kiểm
tra, xử phạt nghiêm minh và khắt khe hơn nữa khi đã những quảng cáo có dấu hiệu
phủ nhận hành vi. Cần có nhiều sự phố hợp giữa các ban ngành để tăng hiệu quả
trong quản lý các sản phẩm liên quan đến người tiêu dùng. Thông tin về sai phạm,
mức xử phạt cần được đăng tải công khai trên nhiều các trang truyền hình, báo
chí, website Cục An toàn thực phẩm để người dân theo dõi.
-
Về
phía người tiêu dùng, cần cẩn trọng và không nên mua các sản phẩm, thực phẩm chức
năng, dược phẩm... không có nguồn gốc, quảng cáo trên mạng xã hội, đặc biệt là
các quảng cáo dưới hình thức dùng thư tín bệnh nhên, hình ảnh cơ sở y tế, danh
nghĩa cơ quan y tế, hình ảnh bác sỹ, các quảng cáo thuốc có công dụng thần kỹ,
chữa được bách bệnh. Việc tự ý dùng thuốc rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.
Để
bảm đảm sức khỏe và an toàn tính mạng của mình, người tiêu dùng không được cả
tin vào những nội dung quảng cáo chưa được kiểm định, có ý thức tự giác, cẩn
trong khi mua các sản phẩm bảo vệ sức khỏe qua mạng xã hội. Có những bệnh phải
mua thuốc theo chỉ định của bác sỹ, vậy nên hãy để bác sỹ kiểm tra và tư vấn kỹ
trước khi mua.
Xử lý các trường tự ý gắn mác quốc tế như thế nào?
Thưa luật sư, việc các trường tại Việt Nam tự ý gắn mác quốc tế có vi phạm pháp luật ko, nếu có thì bị xử lý như thế nào?
|
Trả lời phỏng vấn về vụ việc Honda Hà Tĩnh bị yêu cầu bồi thường 15% giá trị xe vì tự ý tháo lắp, sửa chữa ô tô?
Trao đổi quanh vụ khách hàng tố Honda Hà Tĩnh tự ý sửa chữa, thay đổi phụ tùng xe mà không thông báo cho khách hàng, luật sư Thái cho biết, nếu đôi bên không thỏa thuận được, bên thiệt hại hoàn toàn có thể kiện bên kia ra tòa để đòi quyền lợi.
|
Vụ sai phạm về chấm thi ở Hà Giang: Đối tượng gây ra sai phạm sẽ bị xử lý ra sao?
Liên quan đến sai phạm về chấm thi THPT Quốc gia ở Hà Giang đang gây xôn xao trong dư luận, theo luật sư, tùy vào mức độ, người có hành vi sửa chữa, thay đổi điểm thi của thí sinh tùy mức độ hành vi có thể bị buộc thôi việc hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
|
Người làm giả bệnh án tâm thần cho tội phạm sẽ bị mức hình phạt ra sao?
Liên quan đến vụ việc công an Hà Nội đã phát hiện một đường dây chuyên "chạy" bệnh án tâm thần cho tội phạm nhằm trốn tránh sự phát hiện, điều tra, xử lý của cơ quan công an đang gây xôn xao dư luận, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp cho hay một số quan điểm...
|
Luật sư Nguyễn Hồng Thái: “Tôi đã dành trọn tình yêu cho công lý”
Cách đây hơn hai mươi năm về trước, Luật sư Nguyễn Hồng Thái đã đặt ra mục tiêu lớn cho cuộc đời mình là sẽ trở thành một doanh nhân thành đạt. Và anh đã nỗ lực, phấn đấu đạt được điều đó, với sức trẻ - độ tuổi mà người nào cũng sẽ dám ước, dám làm và thực hiện nó bằng chính nhiệt huyết luôn cháy...
|
Giả tai nạn giao thông nhằm trục lợi bảo hiểm bị xử lý thế nào?
Vừa qua, một phụ nữ tên N ở Hà Nội đã thuê người chặt tay chân mình để giả bị tai nạn giao thông, nhằm trục lợi tiền bảo hiểm. Sau vụ việc này nhiều bạn đọc thắc mắc: người cố ý tạo tai nạn để trục lợi bảo hiểm sẽ bị xử lý ra sao? Nếu chưa đạt được mục đích thì có bị xử lý hay không?
|
Nghề luật sư không dành cho người hời hợt và lười biếng
Đó là chia sẻ của luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp nhân ngày truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10.
|
Cần có những chế tài đủ mạnh xử lý hành vi bạo hành trong lĩnh vực y tế
(PLO) - Tình trạng cán bộ, nhân viên y tế (CBNVYT) bị bạo hành ngay trong cơ sở khám chữa bệnh đang là vấn đề gây bức xúc trong ngành y tế
|
Nữ giáo viên U40 và cuộc trò chuyện dài 5h khiến luật sư choáng váng
Không ít lần, luật sư Thái gặp phải những tình huống hài hước đến mức… cười ra nước mắt. Chuyện một nữ giáo viên ngồi suốt 5 giờ đồng hồ kể chuyện đời tư, xong tha thiết nhờ luật sư… chọn cho mình một anh người yêu khiến luật sư Thái không thể quên!
|
Hàng xóm ngán ngẩm vì liên tiếp nhận thiệp mời cưới của “quý ông” 6 đời vợ
“Tôi đã tư vấn ly hôn cho hàng trăm cặp vợ chồng nhưng chưa bao giờ gặp lại thân chủ của mình nhiều lần như vậy. Tôi không biết nên gọi anh ấy là người “may mắn” hay “bất hạnh” trong hôn nhân nữa”, luật sư Thái hóm hỉnh nói.
|