Trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ, chồng có thể có không có tài sản chung trong hôn nhân hoặc phân chia tài sản chung, tài sản riêng. Vậy trong những trường hợp nào thì vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới để đảm bảo lợi ích bên thứ ba??
I. Căn cứ pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình 2014
II. Nội dung tư vấn:
Theo điều 27 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ, chồng phải chịu trách nhiệm liên đới trong các trường hợp sau:
a. Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yêu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ chồng trong các trường hợp sau:
-Trường hợp xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng;
- Trường hợp vợ chồng kinh doanh chung, khi đó giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện theo ý định, mong muốn của cả hai vợ chồng. Tài sản được sự dụng vào mục đích kinh doanh hai vợ chồng cùng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với bên thứ ba trong quan hệ tài sản.
- Trường hợp đại diện vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng. Trường hợp này được áp dụng khi tài sản liên quan đến nhà đất, động sản phải đăng ký... mà chỉ có tên vợ hoặc chồng nhưng đó là tài sản chung của 2 người. Mọi giao dịch liên quan đến tài sản chung này đều do hai vợ chồng chịu trách nhiệm.
b) Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ chung đối với tài sản của vợ chồng sau đây:
-Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; khi vợ chồng đồng thuận cùng nhau thực hiện giao dịch dân sự như liên quan đến tài sản chung, vay tiền, thế chấp tài sản... thì vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch đó.
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Gia đình là tế bào cần được chăm nom, nuôi dưỡng, việc chi tiêu cho cuộc sống gia đình là cần thiết, hơn hết hôn nhân được xây dựng trên mong muốn từ hai phía để tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi một bên thực hiện nghĩa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như sửa nhà, ăn uống, chăm con... thig người còn lại cũng phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đó.
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
- Nghĩa vụ booig thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; ví dụ như trường hợp con chưa thành niên mà không có tài sản riêng gây thiệt hại và phải bồi thường thì cha mẹ cùng phải chịu trách nhiệm vì trong trường hợp này cha mẹ là người giám hộ của con.
-Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi liên quan đến các mức trợ cấp xã hội hàng tháng từ ngày 01/7/2021. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com