Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Luật Hồng Thái. Trường hợp của bạn Luật sư xin được tư vấn như sau:
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo đó, bạn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con, đó là quyền của cha, mẹ khi mà không được trực tiếp nuôi con, không ai được cản trở quyền đó vì đó là quyền cơ bản của mỗi người cha, mẹ. Người trực tiếp đang nuôi con cũng không có quyền cản trở người không trực tiếp nuôi gặp con theo quy định như sau:
Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, vợ bạn đang trực tiếp nuôi con không được phép cản trở bạn thực hiện việc thăm nom, chăm sóc con, bạn chỉ bị hạn chế quyền này khi có những hành vi như : Phá tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy; Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội…. và bị Tòa án tuyên hạn chế quyền thăm nom con. Còn trường hợp của bạn, vợ bạn tự ý không cho bạn gặp con, tìm lý do để bạn không gặp được con…đó là hành vi cản trở quyền thăm nom con. Hành vi này cũng được xem là một hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 :
Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
...
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
Do đó bạn có thể yêu cầu vợ bạn (qua thỏa thuận, thương lượng) không cản trở bạn thăm nom, chăm sóc con vì hành vi của người mẹ đã hạn chế quyền của bạn, là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu vợ bạn không đồng ý thì bạn có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm về gia đình để hòa giải quan hệ cũng như yêu cầu vợ bạn phải cho bạn thăm nom con như ủy ban nhân dân cấp xã, mặt trận Tổ quốc cơ sở… Nếu vợ bạn vẫn tiếp tục cản trở quyền thăm nom của bạn thì bạn cần yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc, Tòa án sẽ xem xét và yêu cầu vợ bạn phải cho bạn thăm nom con, thực hiện quyền của bạn.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc chăm nom con cái sau khi ly hôn. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com