Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động trí tuệ, đầu tư tài chính chưa được bộc lộ và có thể được dùng trong kinh doanh. Các thông tin được gọi là bí mật kinh doanh theo Luật sở hữu trí tuệ phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
Thứ hai, khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
Thứ ba, được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Thông thường bí mật kinh doanh sẽ không được bảo vệ bằng các văn bằng sáng chế có thể vì không đủ điều kiện để cấp bằng hoặc vì nó quá quý báu không thể tiết lộ.
Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bao gồm các hành vi sau :
+ Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp các bí mật kinh đó.
+ Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
+ Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật, lợi dụng lòng tin để tiếp cận, thu thập và làm bộc lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
+ Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;
+ Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi trên.
+ Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm.
Biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm quyền của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.
Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu xử ký vi phạm là một năm tính từ ngày phát hiện được hành vi vi phạm nhưng không quá ba năm tính từ ngày hành vi xâm phạm xảy ra.
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh có nghĩa vụ chứng điều kiện xác lập quyền và vi phạm quyền của mình; cung cấp các chứng cứ về phạm vi xâm phạm đó. Trong trường hợp muốn bồi thường thiệt hại thì chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp với bí mật kinh doanh phải chứng minh mức độ thiệt hại do người có hành vi xâm hại gây ra.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Luật sư tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 19006248
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)