Thuận tình ly hôn là trương hợp cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu chấm dứ hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.
Theo
Điều 55 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: " Trong trường hợp vợ chồng cung yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tư nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."
Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 thì trong trường hợp hai vợ chồng có yêu cầu ly hôn (vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn), sự tự nguyện của hai vợ chồng khi yêu cầu chấm dứt hôn nhân là một căn cứ quyết định việc chấm dứt hôn nhân. Bảo đảm "thật sự tự nguyện ly hôn" là cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ chí của mình, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn. Việc thể hiện ý chí thực sự tự nguyện ly hôn của hia vợ chồng đều phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình họ, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực, đạo đức xã hội. bên cạnh ý chí thật sự nguyện xin thuận tình ly hôn của vợ chồng, đòi hỏi hai vợ chồng còn phải có sự thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn thì Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải, mục đích của hòa giải, mục đích của hòa giải của các bên, nguyên nhân và lý do dẫn đến việc yêu cầu ly hôn của hai người và những mâu thuẫn khiến hai người phải ly hôn chưa bởi trong thực tế, có nhiều trường hợp, khi hai người được mời lên để hòa giải, thẩm phán đã phân tích giúp họ hiểu ra được vấn đề, giải quyết những mâu thuẫn mà có thể hai người không thể nói với nhau được. Việc cho ly hôn trong trường hợp thuận tình này đối với Tòa án là không phải dễ, bởi vì khó có thể định lượng khi chỉ dựa trên yếu tố thỏa thuận tự nguyện thật sự của hai vợ chồng nếu không xem xét đến các yếu tố tình trạng mâu thuẫn vợ chồng đến đâu, mực độ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân đến cấp độ nào và gắn với việc thỏa thuận của hai vợ chồng đến đâu về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dực on sau khi lý hôn.
Xét đến trường hợp hòa giải không thành, các bên vẫn nhất quyết mon muốn ly hôn nhưng không thỏa thuận được về việc chia tài sản hoặc việc chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa án lập biên bản về việc hòa giải đoàn tụ không thành và về những vấn đề hai bên không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời mởi phiên Tòa xét xử theo thủ tục chung.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail:luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)