Bí mật kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Vậy trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, việc bảo hộ bí mật kinh doanh có phải đăng ký để được bảo hộ không? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây!
1. Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí
tuệ 2005
- Văn
bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH
2. Nội dung tư vấn
Trước
hết, bí mật kinh doanh được định nghĩa trong Luật sở hữu trí tuệ như sau: “Bí mật
kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa
được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”
Bí mật kinh doanh là một trong số những đối tượng sở hữu công
nghiệp, theo quy định tại Khoản 3 Điều 6
của Luật ở hữu trí tuệ thì quyền sở
hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở:
“3.
Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được
xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế
theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử
dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
b)
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng
hợp pháp tên thương mại đó;
c)
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có
được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh
doanh đó;
d)
Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh
tranh trong kinh doanh.”
Theo quy định trên, quyền
sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh phát sinh khi bí mật kinh doanh đó
có được một cách hợp pháp và được thực hiện bảo mật. Bên cạnh đó, một bí mật để
được công nhận là bí mật kinh doanh và được bảo hộ, pháp luật sở hữu trí tuệ
cũng quy định về điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ như sau:
“Điều 84. Điều kiện
chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
Bí
mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1.
Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2.
Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh
lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3.
Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó
không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”
Như vậy, nếu bí mật kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện
theo quy định của Luật thì chủ sở hữu bí mật kinh doanh không cần thực hiện thủ
tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền mà quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật
phát sinh tự động. Khi có tranh chấp xảy ra, chủ sở hữu bí mật kinh doanh phải
chứng minh bí mật kinh doanh đó đáp ứng điều kiện bảo hộ tại Điều 84 Luật Sở hữu
trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi liên quan đến vấn đề
về sở hữu trí tuệ. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ
thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia
của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp
luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Xuân Quỳnh
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội
(cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin
các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch
vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335