Vấn đề về việc ai là người được nuôi con sau khi ly hôn cần đảm bảo nhiều yếu tố. Hãy cùng tìm hiểu dưới đây
1. Căn
cứ pháp lý
Luật
Hôn nhân và Gia đình 2014
2. Nội
dung tư vấn

Tại
Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì việc trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con khi ly hôn được quy định như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền,
nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật
khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực
tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp
không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi
căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải
xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao
cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp
trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác
phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, khi ly hôn pháp luật sẽ cho phép hai bên vợ chồng tự
thỏa thuận về quyền nuôi con sao cho đáp ứng cho con được điều kiện tốt nhất.
Trong trường hợp mà hai bên không tự thỏa thuận được về quyền nuôi con thì tùy
từng trường hợp mà Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt
là điều kiện cho sự phát triển về thể chất, đảm bảo việc học hành và các điều
kiện khác về tinh thần để đưa ra quyết định người mẹ hay người bố được trao
quyền nuôi con. Đối với trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét
nguyện vọng của con. Trường hợp người con dưới 36 tháng tuổi, theo nguyên tắc
chung thì người mẹ được quyền nuôi con. Trừ trường hợp người mẹ không đủ năng
lực nhận thức, khả năng điều khiển hành vi thì lúc này người bố sẽ có quyền
nuôi con.
Trường hợp mà người con trên 36 tháng tuổi, lúc này Tóa án sẽ
xem xét điều kiện về vật chất, tinh thần giữa người bố và người mẹ, bên nào có
khả năng tạo điều kiện cho con phát triển về mọi mặt một cách tốt nhất thì Tòa
sẽ ra quyết định giành quyền nuôi con cho bên đó. Muốn vậy, thì một trong hai
bên phải làm đơn giành quyền nuôi con.
Để Tòa án
thấy được một trong hai bên vợ hoặc chồng có điều kiện tốt hơn để nuôi con thì
hai bên cần đưa ra những căn cứ chứng minh bản thân có điều kiện tốt hơn bên
kia, đảm bảo cho con được phát triển một cách toàn diện về mọi mặt cả vật chất
và tinh thần như điều kiện về thu nhập, về chỗ ở ổn định, thời gian chăm sóc,
giáo dục con, môi trường sống, lối sống…Nếu bạn chứng minh được bạn có đầy đủ điều
kiện để chăm sóc con mà bên kia không đáp ứng được bằng hoặc hơn thì khả năng có được
quyền nuôi con của bạn sẽ cao hơn.
.jpg)
Trên đây là tư vấn của chúng tôi liên
quan đến vấn đề về nuôi con khi ly hôn. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ
giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của
bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với
các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Xuân Quỳnh
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội
(cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin
các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực
dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực
Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực
Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn
nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực
Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực
Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335