Trong tháng 07/2022 nhiều chính sách mới về Lao động – Tiền lương bắt đầu có hiệu lực thi hành. Trong đó được quan tâm nhất hiện nay là các quy định mới về lương tối thiểu vùng, thay đổi lao động, hỗ trợ người lao động khó khăn,…
1. Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày
01/7/2022
Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng như sau:
Doanh nghiệp thuộc vùng
|
Mức lương tối thiểu theo tháng
|
Mức lương tối thiểu theo giờ
|
I
|
4.680.000 đồng
|
22.500 đồng
|
II
|
4.160.000 đồng
|
20.000 đồng
|
III
|
3.640.000 đồng
|
17.500 đồng
|
IV
|
3.250.000 đồng
|
15.600 đồng
|
Mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định
38/2022/NĐ-CP đã tăng xấp xỉ 6%. Nhờ có việc tăng lương tối thiểu vùng mà tiền lương ngừng việc, tiền lương tối thiểu khi điều
chuyển công việc, tiền trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động cũng tăng
theo.
Ngoài việc quy định tăng mức lương tối thiểu vùng theo tháng,
Nghị định 38 cũng đã quy định cụ thể mức lương tối thiểu vùng theo giờ. Đây là
cơ sở để bảo vệ quyền lợi về tiền lương cho những người lao động đang làm các
công việc bán thời gian.
2.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về việc tìm người – người tìm việc
Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH có
hiệu lực từ ngày 01/7/2022 về hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ việc
làm bền vững thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025.
Trong Thông
tư đã quy định về nội dung cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc là cơ
sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về người đang tìm việc làm và nhu
cầu về việc làm mong muốn, thông tin về người sử dụng lao động đang có nhu cầu
tuyển dụng lao động và vị trí việc làm mà người sử dụng lao động đang tuyển.
Nhờ đó mà tỷ lệ tìm
được việc của người lao động cũng sẽ được cải thiện, người sử dụng lao động
cũng dễ dàng trong việc đánh giá ứng viên của.
3. Điều chỉnh quy định về báo cáo tình hình thay
đổi lao động định kì
Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế,
trong đó có sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến báo cáo định kỳ tình
hình thay đổi lao động tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành có hiệu lực kể từ ngày
15/7/2022.
Doanh nghiệp báo cáo tình hình
thay đổi lao động định kỳ 06 tháng và hằng năm, gửi đến Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) cấp huyện nơi
đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Và Nghị định 35 bổ sung thêm quy
định đối với việc báo cáo tình hình thay đổi lao động trong khu công nghiệp,
khu kinh tế cụ thể tại:
Khoản 1 Điều 73 Nghị định
35/2022/NĐ-CP quy định, đối với người sử dụng lao động làm việc trong khu công
nghiệp, khu kinh tế thì người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi
lao động đến 03 cơ quan sau:
- Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội.
- Cơ quan BHXH cấp huyện nơi đặt
trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Ban quản lý khu công nghiệp,
khu kinh tế để theo dõi.
4. Chính sách hỗ trợ người lao động huyện
nghèo đi xuất khẩu lao động
Thông tư 09/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa
sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày 15/07/2022.
Người lao động tại các huyện
nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi
làm việc ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ như sau:
- Người dân tộc thiểu số, người
Kinh thuộc hộ nghèo sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; người thuộc
hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tại huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài:
+ Đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ
năng nghề.
+ Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ: Tối
đa 04 triệu đồng/người/khóa học.
+ Hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí
trong thời gian đào tạo: 50.000 đồng/người/ngày.
+ Hỗ trợ tiền ở trong thời gian
đào tạo: 400.000 đồng/người/tháng.
+ Hỗ trợ tiền quần áo đồng phục,
chăn, màn, giày dép...: 600.000 đồng/người.
+ Chi phí làm hộ chiếu, làm
phiếu lý lịch tư pháp, làm thị thực, khám sức khỏe…
- Người dân tộc Kinh thuộc hộ
cận nghèo đang sống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hỗ trợ:
+ Tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ
năng nghề.
+ Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ theo
chi phí thực tế, tối đa bằng 70% và hỗ trợ các chi phí khác theo mức hỗ trợ với
người dân tộc thiểu số, người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo.
Vũ Tuân
Hi vọng rằng qua bài viết bên trên, quý khách hàng đã có cái
nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng
Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của
Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể
liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng
Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc
Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối
đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ
tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân
sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực
Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất
đai - 0982.033.335
- Dịch vụ
tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực
Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn
nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!