Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022 sẽ đem đến các thay đổi lớn, thậm chí là đột phá, cho một môi trường đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng ở Việt Nam - nơi mà tài sản trí tuệ đem lại phải được bảo vệ và trân quý hơn. Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 gồm một số điểm đáng chú ý sau:
1. Sửa
đổi, bổ sung một số thuật ngữ trong Luật Sở hữu trí tuệ
Theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, đã thay đổi một số từ ngữ sau đây:
- Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo
trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này
sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển
thể nhạc và các chuyển thể khác.
- Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là
tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu
quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng bản sao dưới
bất kỳ hình thức nào với số lượng hợp lý.
- Sao chép là việc tạo
ra bản sao của toàn bộ hoặc một phần tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất
kỳ phương tiện hay hình thức nào.
- Phát sóng là việc truyền đến công chúng
bằng phương tiện vô tuyến âm thanh hoặc hình ảnh, âm thanh và hình ảnh, sự tái
hiện âm thanh hoặc hình ảnh, sự tái hiện âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc
biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, bao gồm cả việc truyền
qua vệ tinh, truyền tín hiệu được mã hóa trong trường hợp phương tiện giải mã
được tổ chức phát sóng cung cấp tới công chúng hoặc được cung cấp với sự đồng ý
của tổ chức phát sóng.
- Kiểu dáng công nghiệp
là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức
hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu
tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản
phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.;
- Nhãn hiệu nổi tiếng
là nhãn hiệu được bộ phận công chúng
có liên quan biết
đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.;
- Chỉ dẫn địa lý là
dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng
lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể.
Bên cạnh đó còn bổ sung thêm một số
khoản:
- Tiền bản quyền là
khoản tiền trả cho việc sáng tạo hoặc chuyển giao quyền tác giả, quyền liên
quan đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
sóng, bao gồm cả tiền nhuận bút, tiền thù lao.
- Biện pháp công nghệ bảo
vệ quyền là biện pháp sử dụng bất kỳ kỹ thuật, công nghệ, thiết bị hoặc
linh kiện nào trong quá trình hoạt động bình thường có chức năng chính nhằm bảo
vệ quyền tác giả, quyền liên quan đối với hành vi được thực hiện mà không được
sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
- Biện pháp công nghệ hữu
hiệu là biện pháp công nghệ bảo vệ quyền mà chủ thể quyền tác giả, quyền
liên quan kiểm soát việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa
thông qua các ứng dụng kiểm soát truy cập, quy trình bảo vệ hoặc cơ chế kiểm
soát sao chép.
- Thông tin quản lý quyền
là thông tin xác định về tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa; về tác giả,
người biểu diễn, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan và các điều
kiện khai thác, sử dụng; số hiệu, mã số thể hiện các thông tin nêu trên. Thông
tin quản lý quyền phải gắn liền với bản sao hoặc xuất hiện đồng thời với tác phẩm,
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng khi tác phẩm, cuộc
biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được truyền đến công
chúng.
- Truyền đạt đến công chúng là việc truyền đến công chúng
tác phẩm; âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn; âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái
hiện của âm thanh, hình ảnh được định hình trong bản ghi âm, ghi hình bằng bất
kỳ phương tiện nào ngoài phát sóng.
- Sáng chế mật là
sáng chế được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước theo
quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
22a. Chỉ dẫn địa
lý đồng âm là các chỉ dẫn địa lý có cách phát âm hoặc
cách viết trùng nhau.”.
2. Bổ sung
nội dung về tác giả, đồng tác giả
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 đã bổ sung thêm Điều 12a quy định tác giả,
đồng tác giả như sau:
- Tác giả là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm.
Trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ
ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những
người đó là các đồng tác giả.
- Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo
tác phẩm không phải là tác giả, đồng tác giả.
(So với hiện hành tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP, quy định đồng tác giả là
những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn
học, nghệ thuật và khoa học; quy định không còn quy định tác giả là người tạo
ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm; không còn quy định rõ tác phẩm là tác phẩm
văn học, nghệ thuật và khoa học)
- Việc thực hiện quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm có đồng
tác giả phải có sự thỏa thuận của các đồng tác giả, trừ trường hợp tác phẩm có
phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần
của các đồng tác giả khác hoặc luật khác có quy định khác.
3. Bổ sung
quyền nhân thân của tác giả
Tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022 quy định quyền nhân thân
của tác giả như sau:
Cụ thể bao gồm:
- Đặt tên
cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức,
cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu
trí tuệ 2005;
- Đứng tên
thật hoặc bút danh trên tác phẩm; Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm
được công bố, sử dụng;
- Công bố
tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ
sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; Không cho người khác
sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự
và uy tín của tác giả.
4. Bổ sung các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm
quyền tác giả
Tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022 quy định các trường hợp
ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả như sau:
- Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không
phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất
xứ của tác phẩm bao gồm:
+ Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không
nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép
bằng thiết bị sao chép;
+ Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu
khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;
+ Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy.
Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với
điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy
trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này;
+ Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước;
+ Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới
thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
Để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát sóng,
phim tài liệu;
+ Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại,
bao gồm:
Sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao
này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo
quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ;
Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép cho người khác
phục vụ nghiên cứu, học tập;
Sao chép hoặc truyền tác phẩm được lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện
thông qua mạng máy tính, với điều kiện:
Số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao
của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu
quyền cho phép và không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cung cấp trên
thị trường dưới dạng kỹ thuật số;
+ Biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa và các loại hình biểu diễn nghệ
thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, hoạt động tuyên truyền cổ động
không nhằm mục đích thương mại;
+ Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật
ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm
đó, không nhằm mục đích thương mại;
+ Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng cá nhân, không nhằm
mục đích thương mại;
+ Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc
các hình thức truyền thông khác tới công chúng bài giảng, bài phát biểu, bài
nói khác được trình bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích
thông tin thời sự, trừ trường hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyền
+ Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phát sóng sự kiện nhằm mục đích đưa tin thời
sự, trong đó có sử dụng tác phẩm được nghe thấy, nhìn thấy trong sự kiện đó;
+ Người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và
người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách
thông thường (sau đây gọi là người khuyết tật), người nuôi dưỡng, chăm sóc cho
người khuyết tật, tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ sử dụng
tác phẩm theo quy định tại Điều 25a của Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Việc sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được mâu thuẫn
với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp
lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
- Việc sao chép quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác
phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật, chương trình máy tính; việc làm tuyển tập,
hợp tuyển các tác phẩm.
5. Thay
đổi trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan
Căn cứ khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí
tuệ sửa đổi 2022 quy định về hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên
quan như sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan.
+ Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ
sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan;
+ Thời gian hoàn thành;
+ Tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc
chương trình phát sóng;
+ Tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm
phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh;
+ Thời gian, địa điểm, hình thức công bố;
+ Thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với
các thông tin ghi trong tờ khai.
+ Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên
quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký
tên hoặc điểm chỉ
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền
tác giả, đăng ký quyền liên quan;
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình
đối tượng đăng ký quyền liên quan;
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền
liên quan là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm
vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên
quan thuộc sở hữu chung.
6. Bổ sung
hình thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả
Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022 quy định về hồ
sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan như sau:
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực
tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả,
đăng ký quyền liên quan theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc
qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả,
quyền liên quan.
7. Bổ sung
quyền đăng ký là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách
nhà nước
Tại Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022 về quyền đăng ký sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và
công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước như sau:
- Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của
nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng
ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được giao cho tổ chức chủ
trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của
nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có
một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao
cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp quy định
tại khoản 3 Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
- Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả
của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc
gia được thực hiện như sau:
+ Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà
nước, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc về
Nhà nước;
+ Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn
vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước
thuộc về Nhà nước;
+ Đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện quyền đăng ký quy định nêu trên.
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Vũ Ảnh
Hi vọng rằng qua bài viết bên trên, quý khách hàng đã có cái
nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng
Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của
Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể
liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng
Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc
Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến
Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
của chúng tôi:
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch
vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!