Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo doanh nghiệp

(Số lần đọc 977)
Trong thời đại các nước mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng chú trọng hơn đến việc xây dựng nên thương hiệu cho các sản phẩm dịch của mình, và quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành một tài sản rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp không thể thiếu một logo riêng trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp mong muốn được bảo hộ sở hữu trí tuệ, có thể sẽ nhận được nhiều tư vấn khác nhau về các quyền bảo hộ.

Trong các văn bản quy phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ không có quy định trực tiếp nào đề cập đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với logo. Tuy nhiên theo hai thuộc tính là tính phân biệt và tính sáng tạo như đã nói ở trên, logo có thể được bảo hộ theo các cơ chế: quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

1.    1. Bảo hộ logo doanh nghiệp theo quyền tác giả

Theo quy định tại điều 3, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Pháp luật hiện hành quy định cơ chế quyền tác giả bao gồm rất nhiều loại đối tượng, nhưng từ những đặc trưng riêng nên khi bảo hộ quyền tác giả, logo được nhìn nhận dưới danh nghĩa là một “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng” – là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối và bố cục.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ tại khoản 2 điều 4: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Đây là quyền mà pháp luật cho phép tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả sử dụng đối với tác phẩm của mình. Để được bảo hộ quyền tác giả, logo phải đảm bảo tính sáng tạo và tính nguyên gốc, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào. Ngoài ra cần phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định.

Quyền tác giả là quyền được bảo hộ tự động. Theo đó quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiền, ngôn ngữ đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký (khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ). Như vậy, quyền tác giả không quy định bắt buộc đối với các tác giả nghĩa vụ đăng ký và nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền tác giả. Dù vậy, trên thực thế, doanh nghiệp thường đăng ký bảo hộ logo tại Cục bản quyền tác giả, tuy nhiên việc đăng ký bảo hộ đó không có ý nghĩa như một thủ tục xác lập quyền nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trên thực tế.

Quyền tác giả chỉ bảo hộ về mặt hình thức thể hiện tác phẩm. Quyền tác giả đối với tác phẩm nói chung và logo doanh nghiệp nói riêng chỉ được giới hạn trong phạm vi cụ thể của tác phẩm, quy bao gồm ý tưởng của tác giả thế hiện, bởi không một ai có thể biết được một vấn đề đang nằm trong suy nghĩ của người khác. Như vậy, logo doanh nghiệp chỉ được bảo hộ về mặt hình thức, bao gồm sự sắp xếp từ ngữ, đường nét, hình khối, màu sắc theo những bố cục riêng, chứ không gồm cả nội dung bên trong của nó.

Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân, trừ quyền công bố tác phẩm sẽ mãi mãi thuộc về tác giả, được bảo hộ vô thời hạn, trái lại quyền tài sản chỉ được bảo hộ có thời hạn. Tác giả có thể đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đó nếu tự mình bỏ ra toàn bộ công sức cũng như tài chính để tạo ra. Còn nếu tác giả chỉ thực hiện thiết kế logo theo nhiệm vụ hay hợp đồng của một doanh nghiệp, sau khi thiết kế xong sẽ chuyển giao tác phẩm cho doanh nghiệp đó, thì doanh nghiệp đó được coi là chủ sở hữu quyền tác giả.

1.    2. Bảo hộ logo doanh nghiệp theo quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Luật Sở hữu trí tuệ tại khoản 4 điều 4 quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”. Khi bảo hộ theo quyền sở hữu công nghiệp, có thể coi logo dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa. Theo khoản 16 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Khi được dùng trong hoạt động kinh doanh, logo sẽ thành dấu hiệu riêng biệt nhằm nhận diện, phân biệt với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được phát sinh thông qua sự xác lập của cơ quan có thẩm quyền. Trong khi quyền tác giả sẽ được bảo hộ tự động, thì quyền sở hữu công nghiệp bắt buộc phải được làm thủ tục đăng ký xác lập quyền (trừ nhãn hiệu nổi tiếng, bí mật kinh doanh). Như vậy để được bảo hộ theo pháp luật, logo cần phải được doanh nghiệp đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ để logo đã thành đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là có văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên không phải logo nào đăng ký là được bảo hộ. Để được đăng ký nhãn hiệu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra. Theo quy định tại điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ: Thứ nhất, nhãn hiệu phải được nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Điều kiện này được hiểu là nhãn hiệu đó phải dược nhận thức, cảm nhận bằng thị giác của con người chứ không phải là vô hình thông qua việc nhìn ngắm, quan sát nhãn hàng hóa và thấy được nhãn hiệu của hàng hóa đó để phân biệt với hàng hóa dịch vụ khác. Hay nói cách khác nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng một vật chất nhất định để con người có thể nhìn thấy được. Để có thể như vậy, nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng chữ viết, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắcThứ hai, có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác và không thuộc các trường hợp ở khoản 2 điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ. Dễ nhận biết, dễ ghi nhớ được hiểu là khi quan sát thì người tiêu dùng có thể ấn tượng và lưu lại trong trí nhớ của mình, bất kỳ ai klhi đã nhìn thấy nhãn hiệu cũng đều dễ dàng nhận biết và phân biệt nhãn hiệu đó với các loại nhãn hiệu khác. Bên cạnh đó, nhãn hiệu không mô tả sản phẩm dịch vụ có thể gây hiểu lầm hoặc vi phạm các trật tự, đạo đức xã hội.

1.    3. Bảo hộ logo theo cơ chế pháp luật cạnh tranh không lành mạnh

Theo quy định của pháp luật tại khoản 6 điều 3 Luật cạnh tranh 2018, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Về bản chất pháp luật hiện hành chỉ quy định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp nên có thể hiểu hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu công nghiệp. Tại điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nhắc đến: Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ. Trong đó chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa, dịch vụ bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh (có thể hiểu là logo), khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền Sở hữu trí tuệ sẽ có những yếu tố sau: Thứ nhất, sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ, hoặc gây nhầm lẫn về xuất xử, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; Thứ hai, doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh với mục đích lợi dụng danh tiếng và uy tín của các tổ chức; Thứ ba, hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra thiệt hại một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho các doanh nghiệp bị xâm phạm.


Hi vọng rằng qua bài viết bên trên, quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com       

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn  của chúng tôi:

Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335

- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335

- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335

- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335

Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335

- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335

Trân trọng cảm ơn!

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Ai là người có quyền đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích?
Những người nào có quyền khởi kiện về quyền tác giả và quyền liên quan ?
Những người nào được coi là tác giả của tác phẩm?
Góp vốn bằng nhãn hiệu ?
Phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu?
Những quy định mới về nhãn hàng hóa
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như nào?
Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ?
Sử dụng chương trình phát sóng theo quy định pháp luật hiện hành phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
 
Tin nhiều người quan tâm
Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được hưởng quyền và nghĩa vụ gì?
Hợp tác xã là gì? Liên hiệp hợp tác xã là gì? Quyền và nghĩa vụ của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác...
 
Làm thẻ căn cước có phải về quê không ?
Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước...
 
Tài sản đứng tên một người, có phải là tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản...
 
Trăn trở của bao cặp vợ chồng: Có nên ly hôn khi không còn tình cảm?
 
Nguyên nhân, thực trạng ly hôn hiện nay và đưa ra giải pháp hạn chế thực trạng này.
Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp hài hòa lợi ích...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software