Bạo lực gia đình không những gây ra những tác động xấu cho gia đình mà còn ảnh hưởng tiêu cực nhiều mặt cho toàn xã hội. Cụ thể:
Thứ nhất, bạo lực gia đình tác động tiêu cực
đến lực lượng lao động và các hoạt động kinh tế:
Theo
nghiên cứu của tổ chức WHO về bạo lực gia đình trên phạm vi quốc gia thực hiện
ở Ca-na-da cho thấy có 30% số người vợ bị chồng đánh đập phải bỏ việc do chấn
thương về thể chất và tinh thần; 50% trong số họ phải nghỉ ốm để điều trị.
Một nghiên cứu ở Ấn Độ ước tính, đối với các
trường hợp bạo lực gia đình, nạn nhân phải nghỉ việc trung bình trong 7 ngày.
Nghiên cứu được thực hiện tại Ni-ca-ra-goa cho
thấy, thu nhập của những người phụ nữ là nạn nhân trong các bạo lực gia đình
thấp hơn 46% so với thu nhập của những phụ nữ bình thường.
Tuy
nhiên, những ví dụ trên chỉ cho tháy tác động trực tiếp và trước mắt. Nếu về
lâu dài bạo lực gia đình còn gây ra những tác động vô cùng nghiêm trọng đối với
xã hội. Ví dụ như: sự suy giảm năng xuất lao động, tai nạn lao động...đã và
đang xảy ra trong số những người lao động là nạn nhân của bạo lực gia đình chưa
được tính đến và khó có thể ước tính chính xác.
Thứ hai, hệ thống y tế quốc gia:
Dù cho ở
bất kỳ hình thức nào, cũng để lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe về hteer
chất, về tinh thần cho nạn nhân và thành viên khác trong gia đình. Tác động này
chất thêm gánh nặng lên hệ thống y tế Quốc gia. Trong những trường hợp nghiêm
trọng như: nạn nhân bị truyền bệnh hay làm lây nhiễm HIV, có thai ngoài ý muốn…
là gánh nặng với hệ thống y tế quốc gia.
Thứ ba, hệ thống cơ quan tư pháp:
Bạo lực
gia đình là một trong những nguyên nhân làm hệ thống các cơ quan tư pháp trở
nên “mệt mỏi”. Điều này cũng dễ hiểu, bởi hầu hết các quốc gia trên thế giới đã
xếp một số hành vi bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, khi
các cuộ bạo lực gia đình xảy ra, các cơ quan tư pháp sẽ phải “vào cuộc” để điều
tra làm rõ.
Ví dụ như Hoa Kì, việc thụ lý, điều tra và xét
xử các vụ kiện tụng liên quan đến bạo lực gia đình rất tốn thời gia, nguồn nhân
lực, vật lực.
Gánh
nặng của hệ thống tư pháp trong vấn đề này còn thể hiện ở chỗ phải giam giữ,
quản lý và cải tạo những kẻ có hành vi bạo lực gia đình trong trường hợp nghiêm
trọng.
Thứ tư, hệ thống bảo trợ xã hội:
Bạo lực
gia đình đặt ra yêu cầu với hệ thống bảo trợ xã hội của quốc gia cần sự trợ
giúp và bảo vệ các nạn nhân.
Do bạo
lực gia đình thường gắn liền với sự tan vỡ gia đình, trẻ em bỏ đi lang thang,
trẻ em có thai, nạn nhân lây nhiễm HIV…đấy là vấn đề lớn, hệ thống bảo trợ xã
hội không chỉ dừng lại ở việc quan tâm, giúp đỡ mà còn phải đưa ra những biện
pháp lâu dài. Như: việc xây dựng các cơ sở nuôi dưỡng, phục hồi thể chất, tinh
thần cho các nạn nhân…
Thứ năm, hệ thống giáo dục:
Bạo lực
gia đình là nguyên nhân quan trọng gây ra cho học sinh phải chứng kiến cảnh mẹ
mình , hoặc chính các em là nạn nhân; Tạo
nên rối loạn tâm lý và sự sa sút trong học tập. Học sinh bỏ học vì nguyên nhân
bạo lực gia đình là rất cao. Trường hợp không bỏ học, việc học sinh học hành sa
sút, rối loạn nhân cách…gây ra cho nhà trường những rắc rối…
Có thể
thấy rằng, bạo lực gia đình gây ra rất nhiều trở ngại đối với xã hội phát
triển. Vì vậy, phòng, chống bạo lực gia đình là một việc làm hết sức quan trọng
để xây dựng một xã hội văn minh, phát triển.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Các bài viết liên quan: