Điều kiện để được cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì? Mời bạn đọc cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu:
1. Thế nào
là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 126/2017/NĐ-CP, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là
việc thực hiện chuyển đổi các doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 2
và khoản 3 Điều 2 Nghị định 126/2017/NĐ-CP thành công ty cổ phần theo quy
định pháp luật.
Cụ thể các doanh nghiệp thuộc đối tượng cổ phần hóa bao gồm:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà
nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ.
(đã được sửa đổi tại khoản 1 Điều 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu
tư 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp cấp II).
2. Điều
kiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định 126/2017/NĐ-CP thực hiện cổ phần hóa khi đảm
bảo các điều kiện sau:
- Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ
tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ;
- Sau khi đã xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp theo quy
định tại Chương II và Chương III Nghị định 126/2017/NĐ-CP mà giá trị thực tế doanh nghiệp
bằng hoặc lớn hơn các khoản phải trả;
- Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy
định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sắp xếp
lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ,
ngoài phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với diện tích đất phi nông
nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản
lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sử dụng đất đối với diện tích đất
nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định 118/2014/NĐ-CP.
(Khoản 1 Điều 4 Nghị định 126/2017/NĐ-CP, được sửa đổi tại điểm a Khoản 2 Điều
1 Nghị định 140/2020/NĐ-CP)
3. Các
hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Cụ thể tại Điều 5 Nghị định 126/2017/NĐ-CP, các hình thức cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước bao gồm:
- Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu
để tăng vốn điều lệ.
- Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán
bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán
toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
4. Các chi
phí cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Chi phí cổ phần hóa do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt dự
toán và quyết toán. Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp cổ phần hóa
quyết định mức chi cụ thể theo các nội dung đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu
phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Các khoản chi phí cổ phần hóa phải đảm bảo có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp
lệ, tiết kiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cụ thể, các chi phí cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
- Các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp:
+ Chi phí cho việc tập huấn nghiệp vụ về cổ phần hóa doanh nghiệp;
+ Chi phí kiểm kê, xác định giá trị tài sản;
+ Chi phí lập phương án cổ phần hóa, xây dựng Điều lệ;
+ Chi phí Hội nghị người lao động để triển khai cổ phần hóa;
+ Chi phí hoạt động tuyên truyền, công bố thông tin về doanh nghiệp;
+ Chi phí thuê kiểm toán báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển
thành công ty cổ phần;
+ Chi phí cho việc tổ chức bán cổ phần;
+ Chi phí tổ chức họp Đại hội cổ đông lần đầu.
- Tiền thuê tổ chức kiểm toán, tư vấn cổ phần hóa (tổ chức tư vấn để xác
định giá trị doanh nghiệp, tổ chức tư vấn để xác định giá khởi điểm, tổ chức tư
vấn để xây dựng phương án cổ phần hóa, tổ chức tư vấn bán cổ phần) do cơ quan
đại diện chủ sở hữu hoặc Ban chỉ đạo (nếu được ủy quyền) quyết định.
Việc thanh toán chi phí cho các tổ chức tư vấn căn cứ vào Hợp đồng ký kết
giữa các bên liên quan.
- Thù lao cho Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc:
+ Mức thù lao hàng tháng cho từng thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc
tối đa không quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức
và lực lượng vũ trang do Chính phủ ban hành trong từng thời kỳ.
+ Thời gian thanh toán thù lao cho từng thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp
việc theo thực tế nhưng không quá 24 tháng kể từ thời điểm thành lập Ban chỉ
đạo và Tổ giúp việc.
- Các chi phí khác có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.
Đối với chi phí thuê kiểm toán báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá
trị doanh nghiệp không xác định là chi phí cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần
hóa thực hiện hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp theo quy định.
Ngoài các chi phí trên, chi phí cổ phần hóa còn được lấy từ nguồn tiền thu
từ bán cổ phần theo quy định tại Điều 39 Nghị định 126/2017/NĐ-CP.
Trong trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện lại việc xác định giá trị
doanh nghiệp, tạm dừng chưa thực hiện cổ phần hóa hoặc dừng không thực hiện cổ
phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu
xem xét, quyết định xử lý các khoản chi phí cổ phần hóa (đảm bảo đầy đủ chứng
từ hợp lý, hợp lệ) hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp và doanh nghiệp không
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
(Điều 8 Nghị định 126/2017/NĐ-CP và được bổ sung khoản 4 Điều
1 Nghị định 140/2020/NĐ-CP)
Hi vọng rằng qua bài viết bên trên, quý khách hàng đã có cái nhìn toàn
diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung
cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách
hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ
với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng
Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc
Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng,
Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ
tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý
lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch
vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý
lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU GIÁ
Hoạt động Đấu thầu và Đấu giá là những hoạt động diễn ra thường xuyên tại các cơ quan, doanh nghiệp và cả các cá nhân liên quan trong đời sống xã hội. Tuy nhiên thời gian qua có nhiều phương tiện truyền thông và tổ chức, cá nhân có sự nhầm lẫn căn bản về hai khái niệm và hoạt động này.
|
HẠN CHẾ THỜI GIAN LÀM THÊM VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 và thay thế cho một loạt Nghị định như: Nghị định 195/CP ngày 31...
|
CÁC GIẢI PHÁP KHI NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ NGOẠI TỆ BIẾN ĐỘNG
Trong bối cảnh nhập khẩu hàng hoá, biến động tỷ giá là vấn đề thường xuyên xẩy ra và khó tránh khỏi. Phán đoán thị trường và đưa ra dự đoán là công việc vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp
|
THẨM QUYỀN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp, Công ty là một tổ chức có nhiều chủ thể như chủ sở hữu Công ty, Người sử dụng lao động, Người lao động….Một Công ty cổ phần thì mọi vị trí đều có thể thuê thì kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty….Như vậy ai sẽ là chủ thể ký kết Hợp đồng lao động với tất cả mọi người lao...
|
VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ VÀ CON DẤU TRONG DOANH NGHIỆP
Trong doanh nghiệp, chữ ký và con dấu có giá trị như thế nào? Người đại diện pháp nhân ký không đóng dấu có được không? Hợp đồng có chữ ký của người không đại diện pháp nhân mà có đóng dấu thì giá trị thế nào là những câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn thắc mắc. Để giải đáp những vấn đề trên, chúng ta...
|
Đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu Công ty là yếu tố phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thương nhân cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc có các thông tin tương đồng nhau. Vì vậy xây dựng một thương hiệu tốt luốn gắn liền với việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tránh sự xâm phạm của những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh
|
Tranh chấp về đầu tư được giải quyết ở đâu?
Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư
|
Tư vấn về việc chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư
Công ty luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin được tư vấn về vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư như sau:
|
Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tư vấn về trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi
|
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (HILAP) cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh về các vấn đề:
|