Đối với hàng nhập khẩu từ một nước không phải là nước sản xuất thì cách ghi tên hàng hóa phải thực hiện như thế nào theo quy định hiện hành?
Có bắt buộc ghi xuất xứ hàng hóa?
Căn cứ theo khoản 2 Điều
10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP):
“Nội
dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
[...]
2. Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội
dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:
a)
Tên hàng hóa;
b)
Xuất xứ hàng hóa.
Trường
hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để
hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
c)
Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách
nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
c1)
Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức,
cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước
ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng
hóa;
c2)
Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định
tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và
chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung
nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi
đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam. [...]”
Theo đó thông tin về xuất
xứ hàng hóa là một trong những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn gốc của
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Cách
ghi xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước không phải nước sản
xuất?
Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) quy định về nhãn hàng hóa có nêu như
sau:
“Xuất
xứ hàng hóa
1.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng
hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về
xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các
cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
2.
Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất
tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của”
kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định
pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
3. Trường
hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì
ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một
trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa
như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng
gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn
cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
4.
Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn
cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.”
Bên cạnh đó, theo quy định
tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về xuất
xứ hàng hóa có quy định:
“Giải
thích từ ngữ
Theo
Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1.
Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ
hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng
hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào
quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. [...]”
Như vậy, đối với hàng
hóa nhập khẩu, xuất xứ hàng hóa sẽ phải ghi tên nước sản xuất ra hàng hóa đó mà không phải ghi nước
nhập khẩu lại.
Trường hợp hàng hóa
không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn
thiện hàng hóa.
Thể hiện bằng một trong
các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau:
“lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”;
“dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối
cùng để hoàn thiện hàng hóa.
Cơ
quan nào có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm về nhãn hàng hóa?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 43/2017/NĐ-CP có quy định:
“Bộ
Khoa học và Công nghệ
1.
Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm
quyền các văn bản quy phạm pháp luật về nhãn hàng hóa.
2.
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện quản lý, thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm về nhãn hàng hóa.
3.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ
quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện thống nhất quản lý về
nhãn hàng hóa.”
Theo đó thì Bộ
Khoa học và Công nghệ sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương
thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về nhãn hàng hóa.
Hi vọng rằng qua bài viết
bên trên, quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng
mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành
với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật
TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900
hoặc Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng
cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: VP6
- Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo
thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của
chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh
vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh
vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh
vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự
và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh
vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh
vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!