Có trường hợp: Những nhãn hiệu, tên tuổi nổi tiếng bị đơn vị, công ty khác đăng ký trước và có khả nặng mất quyền khai thác lợi ích thương mại từ nhãn hiệu của mình. Vậy những chủ đơn đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trùng tên của các nhãn hiệu, tên tuổi nổi tiếng có sai không? Cách xử lý khi đăng ký nhãn hiệu mà bị người khác đăng kí trươc
Trước
hết phải khẳng định rằng việc các chủ đơn đã nộp đơn đăng ký các nhãn hiệu trùng tên với các nhãn hiệu, tên tuổi nổi tiếng là không sai và họ không bị
cấm nộp đơn đăng ký.
Theo
quy định của khoản 1 điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, tổ chức cá nhân có
quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình
cung cấp
Không
chỉ vậy, theo khoản 3 điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất năm 2019 quy định
như sau: Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu
tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.
Tức
là trong trường hợp có nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
trùng hoặc tương tự nhau thì đơn đăng ký được chấp thuận bảo hộ là đơn có ngày
ưu tiên hoặc ngày nộp đơn đầu tiên. Do đó, cá nhân/pháp nhân nào nộp đơn đăng
ký nhãn hiệu trước thì có quyền trước đối với nhãn hiệu đó.
Điều
đó có nghĩa là việc nộp đơn là một thủ tục còn việc được cấp văn bằng độc quyền
lại là một vấn đề pháp lý thuộc thẩm quyền của cục sở hữu trí tuệ, chỉ khi nhãn
hiệu đáp ứng điều kiện bảo hộ theo luật định mới được cấp văn bằng bảo hộ, và
chỉ khi được cấp văn bằng bảo hộ thì chủ sở hữu mới có quyền "độc quyền".
Hiện
nay pháp luật không có quy định nào để hạn chế hay ngăn cản các chủ đơn đăng ký
bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Ngoài ra các chủ sở hữu đích thực của các nhãn
hiệu hay tên tuổi nổi tiếng, tại thời điểm hiện tại cũng sẽ không thể đăng ký
được các nhãn hiệu của mình vì nếu nộp đơn đăng ký chắc chắn sẽ bị từ chối vì bị
coi là tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu được các chủ đơn nộp đơn từ trước đó.