Bạo lực học đường – nỗi sợ của học sinh, nỗi lo lắng, hoang mang của gia đình và sự bất lực từ phía nhà trường. Trong thời gian gần đây, bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều với những hậu quả ngày càng nghiêm trọng không chỉ về tinh thần, sức khỏe,.. mà còn đã có những hậu quả về tính mạng của “nạn nhân”.
Bạo lực học đường là gì?
Bạo lực học đường là vấn
đề nhức nhối trong môi trường học đường nhiều năm qua, luôn là chủ đề nóng hổi
được cả xã hội chú ý và quan tâm, lên án gay gắt những hành vi, trường hợp “kéo
bè kết cánh” gây mâu thuẫn, tấn công tinh thần và thể xác bạn học. Vậy, bạo lực
học đường là gì?
Bạo lực là việc sử dụng vũ lực,
sức mạnh thể chất để thực hiện các hành vi như: Đánh đập thô bạo, ngang ngược,
xúc phạm, lăng mạ… tác động đến thân thể của một người khiến họ bị tổn thương
về mặt thể chất và tinh thần.
Học đường là môi trường sư phạm,
không gian sinh hoạt, học tập của các đối tượng là học sinh, sinh viên. Tại đây
học sinh, sinh viên sẽ được nhà trường đào tạo, giảng dạy những kiến thức văn
hóa xã hội và rèn luyện thể lực,… để tu dưỡng, rèn luyện trở thành một công dân
có ích cho xã hội.
Vậy có thể hiểu, Bạo lực học đường là những hành vi bắt nạt một cách
ngang nhiên, ngang ngược, bất chấp đạo đức xã hội, đạo lý, xúc phạm, lăng mạ
trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra
trong phạm vi trường học mà nạn nhân chủ yếu là các học sinh và sinh viên.
Thực trạng của bạo lực học đường hiện nay tại Việt Nam:
Hiện nay theo thống kê
của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trung bình một ngày xảy ra 05 vụ học sinh đánh
nhau trong và ngoài trường học, 1600-1800 vụ bạo lực học đường xảy ra trên toàn
quốc. Đương nhiên, con số này chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm” do nhiều vụ
việc còn chưa được phát hiện và tố giác.
Đáng chú ỳ là những hành
vi bạo lực học đường chủ yếu bắt nguồn từ những xô xát rất nhỏ nhặt thậm chí là
bắt nguồn từ những lí do vô lý (bạn không nhắc bài, bạn học giỏi hơn,…) nhưng
lại trở thành vấn đề nghiêm trọng. Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xuất
hiện ở một cá nhân, một trường hợp mà đã lan rộng đến môi trường của nhiều
trường học và mọi nơi từ nông thôn cho đến thành thị. Cộng thêm sự phát triển
của công nghệ thời đại 4.0, việc bạo lực học đường đã xuất hiện trên các nền
tảng mạng xã hội: facebook, instagram,zalo,… khi mà nạn nhân nhận được những
tin nhắn chửi rủa, hăm dọa, lăng mạ,… những video bị bạo hành phát tán công
khai tràn lan trên những bảng tin, thậm chí còn bị lập những group anti để nói
xấu, lăng mạ thậm tệ. Dẫn đến hậu quả vô cùng thương tâm khi mà các nạn nhân
không chịu được nổi áp lực từ những hành vi bắt nạt ngông cuồng, coi thường đạo
đức này.
Đối tượng của bạo lực
học diễn ra tại các cấp bậc từ tiểu học cho đến đại học. Bạo lực học đường xảy
ra ở mọi giới tính, không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa
học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh. Trong đó thì có hơn 75% các
trường hợp bạo lực có đối tượng là ở học sinh và sinh viên. Hiện nay thì tình
trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa và mức độ, hậu quả ngày càng nghiêm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học
đường:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo
lực học đường từ chủ quan đến khách quan. Cụ thể:
Từ phía học sinh:
Học sinh chủ yếu là
những đối tượng từ 12 – 17 tuổi đang trong quá trình học tập, biến đổi và nhạy
cảm về thể chất, mặt tâm sinh lý; trong giai đoạn này sẽ hình thành nên tính
cách của con người. Thường thì ở độ tuổi trên, các em luôn có ý nghĩ đối
nghịch, muốn thể hiện bản thân. Vậy nên, tâm lý phản kháng rất dễ hình thành;
có thể nói tâm lý tại độ tuổi từ 12-17 tuổi là độ tuổi cần có sự định hướng
phát triển đúng đắn, tránh xa các thế lực, nguồn thông tin tiêu cực.
Cộng
thêm sức nặng từ sách vở, các em dễ bị stress tâm lý, trầm cảm mà không biết
cách bày tỏ, giãy bài, cộng thêm thiếu sự quan tâm khiến các em nghĩ việc quậy
phá, bắt nạt các bạn để thu hút sự quan tâm.
Từ phía nhà trường:
Nhà trường có nhiệm vụ
chính là giáo dục và đào tạo không chỉ về mặt kiến thức, kỹ năng mà còn giáo
dục, đào tạo về kỹ năng sống, thái độ, góp phần hình thành tính cách, bản chất
một con người. Nhưng hiện nay, nhiều trường học, lãnh đạo hay thậm chí là giáo
viên chỉ chạy theo thành tích, chỉ chú tâm việc giảng dạy mà quên đi nhiệm vụ
“trồng người”, thiếu trách nhiệm, sự quan tâm tới những học sinh của mình. Chính
vì vậy khi xảy ra những vụ việc bạo lực học đường, nhà trường thường bất lực
hoặc giải quyết không triệt để, thậm chí còn ngó lơ dẫn đến những hậu quả khó
lường.
Từ phía gia đình:
Nếu nhà trường là “ngôi nhà thứ hai” để giáo dục học sinh, thì gia
đình chính là ngôi nhà đầu tiên, cái nôi rèn dũa mỗi người. Sự quan tâm, can
thiệp, động viên, dạy dỗ kịp thời của gia đình tới con em là cực kì quan trọng
và cần thiết. Tuy nhiên hiện nay thay vì lựa chọn các hình thức giao dục nhẹ
nhàng, tâm lý thì các bậc phụ huynh loại thường nặng lời quát tháo, thậm chí
dùng tác động vật lý lên trẻ để giáo dục con cái cũng dễ dẫn đến những tâm lý
phản nghịch, đối kháng, quậy phá của con cái gây phản tác dụng. Từ đó, tâm lý
của con em bị hằn những bất mãn có thể bạo lực học đường.
Từ phía xã hội:
Ngoài những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo
lực học đường ở trên thì các yếu tố của xã hội cũng là một trong những nguyên
nhân quan trọng tác động trực tiếp gây ra tình trạng bạo lực học đường. Đây là
những yếu tố chịu ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như các nội sung
video tiktok, youtube độc hại tràn lan, những tựa game 18 tuổi bạo lực không
được kiểm duyệt, phim đen, truyện tranh, sách báo cấm,…
Trong tiến
trình xây dựng trường học hạnh phúc, một trong những yếu tố rất quan trọng là
chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh, cho phụ huynh và các bên liên quan
trong nhà trường. Nhưng để xây dựng trường học hạnh phúc, cần hiểu đúng về sức
khỏe tâm thần và cách chăm sóc sức khỏe tâm thần, cần sự đồng lòng của cả học
sinh, phụ huynh, nhà trường và đi đầu là các nhà quản lý giáo dục.
Thanh
Thao
Hi vọng rằng qua bài viết bên trên, quý khách hàng đã có
cái nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật
Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý
của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể
liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và
Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0982.033.335 hoặc
Email: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối
đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư
vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!