Bước vào đời sống hôn nhân, ai cũng mong đạt được sự trọn vẹn, viên mãn. Nhưng lại có những điều không mong muốn không nằm trong dự định. Một trong điều ngoài ý muốn đó là hai từ: Ly hôn. Trong bài viết này, Luật Hồng Thái xin gửi đến quý bạn đọc một khía cạnh đặc biệt hơn: Ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự.
I. Căn
cứ pháp lý
- Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Điều 69, điều 88, điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
(BLTTDS 2015).
III. Nội
dung
Để ly
hôn, trước hết phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về trường hợp được phép ly
hôn và không nằm các trường hợp không được ly hôn. Cụ thể:
- Vợ, chồng hoặc
cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người
thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng
do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ
gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Chồng không
có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang
nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, pháp luật
chỉ quy định chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con
hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Còn lại, các trường hợp khác đều có thể ly
hôn, kể cả khi người vợ/chồng bị mất năng lực hành vi dân sự.
1. Ly hôn với vợ/chồng
bị mất năng lực hành vi dân sự
Khi vợ/chồng
muốn ly hôn mà người còn lại đã bị tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của người bị tâm thần sẽ được người đại
diện hợp pháp của họ thực hiện.
Người
đại diện trong trường hợp này không phải là người vợ (chồng) còn lại mà Tòa án
sẽ chỉ định người đại diện tham gia tố tụng.
Trên
thực tế, Tòa án thường chỉ định cha (mẹ) của người vợ (chồng) bị bệnh tâm thần
(nếu đủ điều kiện). Trường hợp cha (mẹ) của người bị bệnh tâm thần không đủ điều
kiện hoặc đã mất hoặc không có cha mẹ thì Tòa án sẽ chỉ định người thân thích của
người bị bệnh tâm thần để đại diện cho họ tham gia tố tụng.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự ly hôn với người còn lại
Theo
quy định của pháp luật,cha, mẹ, người thân thích khác của người bị mất năng lực
hành vi dân sự có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn. Nhưng đồng thời, phải có bằng
chứng chứng minh người bị mất năng lực hành vi dân sự là nạn nhân của bạo lực
gia đình do chồng/vợ của họ gây ra, gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe,
tính mạng của họ
Cơ
quan quản lý nhà nước về gia đình, về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong phạm vi của mình
*Cần lưu ý về
trường hợp ly hôn khi chưa có quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành
vi dân sự
Trong
thực tế, khi ly hôn với một người bị mất năng lực dân sự nhưng chưa có tuyên bố
của Toà án, Tòa án thường yêu cầu người muốn ly hôn làm thủ tục xác định tình
trạng năng lực pháp luật trước rồi mới xem xét họ có đủ năng lực tham gia tố tụng
tại Tòa hay không bằng cách: Yêu cầu làm thủ tục tuyên bố một người mất năng lực
hành vi dân sự . Thủ tục tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự tuân
theo quy định của BLTTDS.
3.Trình tự thủ tục ly hôn với người bị bệnh tâm thần
- Bước 1: Thực hiện thủ tục tuyên bố người bị tâm thần mất năng lực
hành vi dân sự
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
- Bước 3: Nộp hồ sơ
- Bước 4: Tòa án tiếp nhận và thụ lý hồ sơ
- Bước 5: Tham gia các giai đoạn tố tụng tại Tòa án
- Bước 6: Mở phiên họp hoặc đưa ra xét xử vụ án.
Trên đây là toàn bộ ý kiến giải đáp thắc mắc của Luật Hồng Thái. Nếu
bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được
hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Hải Ngân
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường
Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
của chúng tôi:
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch
vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch
vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch
vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335