Quyền tác giả là một loại tài sản đặc biệt, do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có bắt buộc phải lập thành văn bản?
Căn cứ pháp lý:
Luật Sở hữu trí tuệ
2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Nội dung:
1. Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng quyền
tác giả
Theo Khoản 1 Điều 45 Luật
Sở hữu trí tuệ 2005, chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác
giả chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền pháp luật cho phép cho tổ chức,
cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chủ sở hữu có thế định
đoạt một số quyền năng thuộc quyền sở hữu của mình thông qua việc từ bỏ, để thừa
kế hoặc chuyển nhượng các quyền năng đó cho người khác thông qua hợp đồng.
Đây là hợp đồng dân sự,
do vậy nó cũng có dấu hiệu đặc trưng là “sự thỏa thuận” của các bên tham gia
quan hệ hợp đồng. Đây là dấu hiệu cơ bản để khẳng định giữa các bên có thiết lập
quan hệ hợp đồng bởi không thể có hợp đồng nếu như không có sự thoả thuận để dẫn
tới sự thống nhất ý chí của các bên.
Như vậy, hợp đồng chuyển
nhượng quyền tác giả là sự thoả thuận giữa các bên mà theo đó chủ sở hữu quyền
tác giả chuyển giao quyền sở hữu một, một số quyền nhân thân, quyền tài sản của
mình cho các cá nhân, tổ chức khác là bên được chuyển nhượng.
2. Điều kiện thực hiện chuyển nhượng quyền
tác giả
Mặc dù hợp đồng chuyển
nhượng quyền tác giả dựa trên sự tự do ý chí của các bên, tuy nhiên, theo quy định
của pháp luật, bên chuyển nhượng không thể chuyển giao tất cả quyền của mình
cho bên được chuyển nhượng. Theo đó, điều kiện thực hiện chuyển nhượng quyền
tác giả bao gồm:
- Tác giả không được
chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác
phẩm
- Trong trường hợp tác
phẩm có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả
các đồng chủ sở hữu.
- Trong trường hợp có đồng
chủ sở hữu nhưng tác phẩm có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập
thì chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển nhượng quyền tác giả đối với phần
riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Cụ thể, các quyền tác
giả được chuyển nhượng bao gồm:
- Các quyền nhân thân: Công
bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
- Các quyền tài sản:
+ Làm tác phẩm phái
sinh
+ Sao chép tác phẩm
+ Phân phối, nhập khẩu
bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
+ Truyền đạt tác phẩm đến
công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất
kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác
+ Cho thuê bản gốc hoặc
bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
3. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
có bắt buộc lập thành văn bản?
Căn cứ Khoản 1 Điều 46
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải được lập
thành văn bản.
Bởi không như tài sản
thông thường, quyền tác giả là một loại tài sản đặc biệt, ghi nhận quyền của
tác giả đối với tác phẩm của mình. Do đó, khi chuyển nhượng quyền này, các bên
phải lập hợp đồng bằng văn bản, với các điều khoản bắt buộc theo quy định của
pháp luật.
Đây cũng là căn cứ để Cục
Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc chuyển nhượng quyền tác giả.
4. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng
quyền tác giả
Căn cứ Khoản 1 Điều 46
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải được lập
thành văn bản và bao gồm các điều khoản chủ yếu sau:
- Tên và địa chỉ đầy đủ
của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng;
- Giá, phương thức
thanh toán;
- Quyền và nghĩa vụ của
các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng chuyển
nhượng quyền tác giả phải bao gồm các nội dung chủ yếu nêu trên. Ngoài ra, các
bên trong quan hệ chuyển nhượng có thể thỏa thuận thêm một số nội dung khác phù
hợp với các quy định pháp luật.
HV
Hi vọng rằng qua bài viết
bên trên, quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng
mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành
với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật
TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900
hoặc Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng
cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng).
Địa chỉ chi nhánh: VP6
- Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo
thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của
chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh
vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh
vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh
vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự
và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh
vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh
vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!