Câu hỏi: Công ty của tôi thay đổi giờ làm việc bình thường của người lao động từ 40 giờ/tuần sang 48 giờ/tuần có được hay không và chúng tôi cần thực hiện các thủ tục gì? Xin cảm ơn.
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi
chiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao
động và quan hệ lao động
- Nghị định
12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động,
bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
II. Nội dung
1. Thời giờ làm việc
Căn cứ theo Điểm g Khoản
1 Điều 21 và Điểm a Khoản 2 Điều 118 Bộ luật lao động 2019 thì thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi là hai nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động và
nội quy lao động.
Điều
105 Bộ luật lao động 2019 quy định thời giờ làm việc bình thường như
sau:
“1.
Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48
giờ trong 01 tuần.
2.
Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần
nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ
làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong
01 tuần.
Nhà
nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với
người lao động.
3.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp
xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
và pháp luật có liên quan.”
Theo đó, thời giờ làm việc
là thời gian người lao động thực hiện công việc, do người sử dụng lao động quy
định, phù hợp với quy định chung của pháp luật và các thỏa thuận trong hợp đồng,
thoả ước lao động đã ký kết.
2. Thay đổi thời giờ
làm việc 48 giờ/tuần có phù hợp với quy định pháp luật?
Khoản 2 Điều
105 Bộ luật lao động 2019 quy định thời giờ làm việc bình thường như
sau:
“[…]
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc
tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì
thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48
giờ trong 01 tuần.
Nhà
nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với
người lao động.”
Từ
căn cứ nêu trên, người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ
hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; Trường hợp làm việc
theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ/ngày, nhưng không
quá 48 giờ/tuần.
Như vậy,
việc thay đổi giờ làm việc từ 40 giờ/tuần sang 48 giờ/tuần là không trái với
quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp cần
thực hiện thủ tục gì khi thay đổi thời giờ làm việc của người lao động?
Như phân tích nêu trên,
thời giờ làm việc là nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động và nội
quy lao động. Do đó, khi thay đổi thời giờ làm việc của người lao động, buộc
người sử dụng lao động sẽ phải sửa đổi hợp đồng lao động và nội quy lao động.
3.1. Đăng ký sửa đổi
Nội quy lao động
Điều 119 Bộ
luật lao động 2019 về Đăng ký nội quy lao động quy định:
“1. Người sử dụng lao động
sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan
chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao
động đăng ký kinh doanh.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể
từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng
ký nội quy lao động.
3. Trong thời hạn 07 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội dung nội
quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa
đổi, bổ sung và đăng ký lại.
4. Người sử dụng lao động có
các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau
thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh
doanh.
5. Căn cứ điều kiện cụ thể, cơ quan chuyên
môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan
chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc đăng ký
nội quy lao động theo quy định tại Điều này.”
Khoản 3, 4 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
“3. Trước khi ban hành nội
quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động
phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi
có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc tham khảo ý kiến tổ chức đại
diện người lao động tại cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị
định này.
4. Nội quy lao động sau khi ban hành phải
được gửi đến từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và thông
báo đến toàn bộ người lao động, đồng thời niêm yết nội dung chính ở những nơi
cần thiết tại nơi làm việc.”
Như vậy, nếu công ty sử dụng
từ 10 lao động trở lên thì phải đăng kí sửa đổi nội quy lao động sau khi tham
khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và thực hiện việc
đăng kí với cơ quan có thẩm quyền là cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện (nếu được ủy quyền) nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.
Trình tự thực hiện:
-
Họp Ban chấp hành, lấy ý kiến tham khảo từ tổ chức đại diện người lao động tại
cơ sở;
-
Đăng kí thay đổi nội quy lao động. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày sửa
đổi nội quy lao động, công ty phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội quy lao
động đến cơ quan có thẩm quyền.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội
quy lao động, nếu phát hiện nội quy lao động có quy định trái pháp luật thì cơ
quan có thẩm quyền thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ
sung, đăng ký lại nội quy lao động.
-
Nếu hồ sơ thay đổi nội quy lao động hợp lệ, Bệnh viện phải gửi nội quy lao động
đến từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và thông báo đến
toàn bộ người lao động, đồng thời niêm yết nội dung chính ở những nơi cần thiết
tại nơi làm việc.
Hồ sơ đăng kí lại nội quy lao động
Căn cứ Điều 120 Bộ luật lao động 2019 và
Điều 8.3 Phần II Quyết định 338/QĐ-BLĐTBXH, hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao
gồm:
+
Văn bản đề nghị đăng kí lại nội quy lao động;
+ Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối
với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
+
Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao
động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
+
Nội quy lao động đã sửa đổi, bổ sung.
Hiệu
lực của nội quy lao động:
– Nội quy lao động phải đăng ký: Có hiệu lực sau
15 ngày kể từ ngày Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội (được ủy quyền) nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy
lao động.
– Nội quy lao động không phải đăng ký (trường hợp
sử dụng dưới 10 người lao động): Hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định
trong nội quy lao động.
3.2. Ký phụ lục hợp đồng/Giao kết hợp đồng mới với người lao động
Điều 33 Bộ Luật lao động 2019 quy định về vấn đề sửa đổi, bổ sung
hợp đồng lao động như sau:
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu
cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết
trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội
dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao
động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
- Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung
nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao
kết.
Theo đó, thời giờ làm việc làm việc là một trong những nội dung
bắt buộc trong hợp đồng lao động và nội quy lao động. Khi thay đổi thời gian
làm việc cố định thì công ty cần phải thay đổi nội quy lao động và sửa đổi hợp
đồng lao động.
Khi sửa đổi hợp đồng lao động, công ty phải báo cho người lao động
trước ít nhất 03 ngày làm việc và hai bên sẽ ký phụ lục hợp đồng lao động để
thay đổi thời gian làm việc.
Tuy
nhiên trong trường hợp khi tham khảo ý kiến người lao động mà người lao động
không đồng ý, không thỏa thuận được việc thay đổi thời gian làm việc thì lúc
này sẽ không có sự thay đổi về thời gian làm việc, không ký phụ lục hợp đồng và
người lao động vẫn sẽ thực hiện thời gian làm việc như trong hợp đồng lao động
đã giao kết.
HV
Hy vọng rằng qua
bài viết bên trên, quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được
những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để
cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc
mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900 hoặc
Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com.
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh:
VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể
tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý
lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn
nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý
lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!