Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022
- Nghị định 131/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung
Tác phẩm được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 7, Điều 4 Luật SHTT quy định về tác phẩm, cụ thể như sau:
“Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”
Như vậy, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được thể hiện thông qua bất kỳ phương thức nào.
Biểu diễn tác phẩm không nhằm mục đích thương mại có phải xin phép không?
Căn cứ theo điểm g, khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, trường hợp biểu diễn tác phẩm đã công bố mà không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm, quy định cụ thể:
“Biểu diễn tác phẩm âm nhạc và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, hoạt động tuyên truyền cổ động không nhằm mục đích thương mại”
Như vậy, khi biểu diễn tác phẩm âm nhạc trong các buổi sinh hoạt văn hoá, hoạt động tuyên truyền cổ động nhưng không nhằm mục đích thương mại thì cá nhân, tổ chức không phải xin phép hay trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, họ phải thông tin về tên nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm, không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Người biểu diễn có được sao chép bản ghi hình buổi biểu diễn của mình không?
Căn cứ theo khoản 3, Điều 29 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về quyền của người biểu diễn, cụ thể:
“ Người biểu diễn có quyền sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc 1 phần cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”
Như vậy, người biểu diễn có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp sao chép 1 phần hoặc toàn bộ cuộc biểu diễn của mình, đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình bằng bất cứ phương thức nào, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Mức xử phạt như thế nào đối với trường hợp biểu diễn tác phẩm (không thuộc Điều 25 của Luật này) mà không xin phép chủ sở hữu quyền tác giả?
Căn cứ theo khoản 1, Điều 13 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, quy định về xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng, cụ thể:
“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định”.
Như vậy, đối với trường hợp biểu diễn tác phẩm phải xin phép mà không xin phép thì người biểu diễn sẽ bị xử phạt hành chính từ 5-10 triệu, theo quy định của pháp luật.
QA.
Hy vọng rằng qua bài viết bên trên, quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900 hoặc Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!