I.Căn cứ pháp lý
Luật Hộ tịch 2014
Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng
dẫn Luật hộ tịch
Bộ luật dân sự 2015
II. Nội dung
2.1 Giấy khai sinh là gì?
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014:
“Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm
các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này”
2.2 Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy khai sinh?
Căn cứ Điều 13 Luật hộ tịch 2014:
Thẩm quyền đăng ký khai sinh là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú
của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh
Căn cứ khoản 1, 3 Điều 30 Bộ
luật Dân sự 2015:
“1. Cá nhân từ khi
sinh ra có quyền được khai sinh.
…
3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn
giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới
hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ
đẻ có yêu cầu.”
Do đó, tất cả trẻ em dù có cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi … hay bị bỏ
rơi đều có quyền được khai sinh theo quy định pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền
cấp Giấy khai sinh là Ủy ban nhân dân cấp xã.
2.3 Nội dung về việc
đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi
Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15-11-2015
hướng dẫn Luật Hộ tịch, ngay sau khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người phát hiện
phải ngay lập tức bảo vệ và thông báo cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã
nơi trẻ bị bỏ rơi. Sau đó, người đang tạm thời nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ có trách
nhiệm đi khai sinh cho trẻ nếu không có thông tin về cha mẹ đẻ trong thời gian
07 ngày liên tục ra thông báo.
Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc xác định họ, chữ
đệm, tên của trẻ bị bỏ rơi như sau:
- Nếu đã được nhận nuôi thì họ của trẻ có thể theo họ của
cha nuôi hoặc mẹ nuôi tùy vào sự thỏa thuận của hai người. Nếu chỉ có cha hoặc
chỉ có mẹ nuôi thì sẽ lấy theo họ của người đó.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ,
mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định
theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc
theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu
trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
- Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và
nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng
sinh;
- Căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh;
- Nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi;
- Quê quán được xác định theo nơi sinh;
- Quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam;
- Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai
sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
Ngoài những giấy tờ cần thiết để khai sinh cho một đứa trẻ
thì khi đi làm khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi cần phải có biên bản xác nhận việc
trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (Điều 16 Luật Hộ tịch 2014).
Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được thực hiện
tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc
nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
Hy vọng rằng qua bài viết bên trên, Quý khách hàng đã có cái
nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng
Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của
Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể
liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng
Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900 hoặc
Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường
Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!