Hiện nay, tình trạng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng xảy ra phổ biến trên thực tế. Vậy vấn đề đặt ra là, trong trường hợp nam và nữ chung sống với nhau nhưng chưa đăng ký kết hôn, quyền nuôi con sẽ thuộc về ai? Cùng đi giải đáp với Luật Hồng Thái trong bài viết dưới đây!
I. Căn cứ pháp lý:
- Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014
II. Nội dung:
1. Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn thì hậu quả giải quyết thế nào?
Theo Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy
định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn như sau:
- Nam,
nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như
vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa
vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa
các bên được giải quyết theo Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Quyền,
nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết
theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con."
- Trong
trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng sau đó thực hiện việc
đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập
từ thời điểm đăng ký kết hôn.
2. Ai được quyền nuôi con khi chưa
đăng ký kết hôn?
Theo
quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, cha, mẹ đều có quyền, nghĩa vụ ngang
nhau trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình dù có đăng ký kết hôn hay không.
Cha
mẹ có quyền, nghĩa vụ nuôi con như nhau khi chưa đăng ký kết hôn. Tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có
quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
như sau:
1.
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy
định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên
sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết
định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của
con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ
không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy,
cha, mẹ có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, trường hợp không thỏa
thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào
quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét
nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi,
trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của
con.
Trên
đây là nội dung tư vấn pháp luật của Luật Hồng Thái về vấn đề quyền nuôi con sẽ
thuộc về ai nếu nam nữ sống chung không đăng ký kết hôn với nhau.
Chúng tôi luôn đồng hành, hỗ trợ cùng bạn đọc giải quyết
tất cả các vấn đề pháp lý. Nếu có bất kỳ vướng
mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 hoặc qua E-mail: luathongthai@gmail.com để được hỗ trợ
nhanh nhất.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội
(cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư
vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động
- 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình -
0976.933.335