1. Các bên giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục với hòa giải viên lao động.
- Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động (trừ một số trường hợp không bắt buộc được nêu ở phần 4 của bài viết).
- Các bên tranh chấp tiến hành phiên họp hòa giải (có thể ủy quyền người đại diện). Khi đó, trách nghiệm của Hòa giải viên lao động là hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
- Hòa giải thành hoặc không thành:
+ Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành.
+ Trường hợp các bên hòa giải không thành, hòa giải viên có thể nêu ra phương án hòa giải để các bên cân nhắc tham khảo.
Sau đó, khi các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Trường hợp hợp các bên không chấp nhận phương án hòa giải của hòa giải viên thì hòa giải viên lập biên bản hòa giải không thành.
Trường hợp có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ 2 lần mà vẫn vắng mặt (không có lý do chính đáng) thì hòa giải viên cũng lập biên bản hòa giải không thành.
- Sau 1 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản kết thúc hòa giải, các bên tranh chấp sẽ được gửi 1 bản sao (gồm cả biên bản hòa giải thành hoặc không thành.)
- Nếu một trong các bên không thực hiện theo thỏa thuận của biên bản thì bên còn lại có quyền yêu cầu lên Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp.
2. Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp mới sau động sau 5 ngày hòa giải không thành.
Trường hợp hết thời hạn hòa giải (5 ngày làm việc với hòa giải viên) mà hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều này thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong hai phương thức dưới đây:
a) Hội đồng trọng tài lao động.
+ Thành lập Ban trọng tài lao động trong 7 ngày làm việc.
+ Ban trọng tài đưa ra quyết định để giải quyết tranh chấp (trong vòng 30 ngày).
b) Tòa án.
Lưu ý:
- Không được yêu cầu song song Tòa án và Hội đồng trọng tài lao động cùng giải quyết.
