Tất cả những văn bản quy phạm pháp luật đều có mẫu hướng dẫn, mẫu quyết định, mẫu thông tư, mẫu hợp đồng... Chắc chắn, những giao dịch trong "hợp đồng" đẻ thuê là vi phạm về hình thức văn bản và bản chất sự việc - vi phạm hình sự. Trong quá trình phát triển của xã hội, có những nghề mới phát sinh nhưng đó là nghề hợp pháp. "Nghề" đẻ thuê cũng phát sinh trong một xã hội phát triển có tính cung - cầu nhưng lại bất hợp pháp. Từ trước đến nay, pháp luật quy định xác định cha cho con chứ chưa có quy định xác định mẹ cho con. Bởi mẹ là người đẻ ra con, không cần phải xác định. Song trong trường hợp cấy tinh trùng, noãn của người khác vào cổ tử cung thì chuyện xác định mẹ cho con trở thành vấn đề pháp luật tranh cãi. Người mẹ này không có huyết thống với con nhưng lại nuôi thai nhi trong cơ thể mình. Theo luật, dù đứa trẻ không có huyết thống với người mang thai nhưng khi chào đời quan hệ dân sự giữa trẻ và người sinh ra trẻ (người đẻ thuê) vẫn là quan hệ mẹ ruột - con ruột. Nếu phụ nữ "nhờ" người khác đẻ thuê thì yêu cầu xác nhận mẹ cho con trong trường hợp này quả không đơn giản, vì pháp luật thì đương nhiên quy đinh người đẻ ra là mẹ. Trong trường hợp này thì cả người đẻ thuê, thuê đẻ đều vi phạm pháp luật, đều bị lên án về mặt đạo đức.
Pháp luật đã
quy định về chế tài xử phạt quy định tại Khoản 3, Điều 10, Nghị định 96/2011/NĐ
- CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám chữa bệnh:
Điều 10. Vi phạm các quy định về sinh con theo phương pháp
khoa học
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mang thai hộ;
b) Sinh sản vô tính;
c) Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa
những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong
phạm vi ba đời.
Tuy
nhiên nghề đẻ thuê hiện nay vẫn diễn ra tràn lan gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Do đó cần có biện pháp xử lý nghiêm hơn hành vi này, có thể bị khởi tố hình sự
để mang tính răn đe cao trong đời sống.