Con ngoài giá thú là con mà cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật, hoặc tuy cha mẹ ăn ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng
Căn cứ pháp lý:
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Nghị
quyết số 02-NQ/HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
Điều
88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:
“1.
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn
nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300
ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai
trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết
hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không
thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”
Trường
hợp người mẹ sinh con ngoài giá thú mà người đàn ông đã có quan hệ sinh lý hoặc
chung sống với người mẹ đó không nhận con, khi có yêu cầu (theo quy định tại
các điều 89, 90, 91, 102 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014) thì Tòa án nhân
dân phải căn cứ vào những chứng cứ là người mẹ đó đã có thai với ai để xác định
cha cho con ngoài giá thú. Cũng có thể nảy sinh trường hợp người mẹ sau khi
sinh con ngoài giá thú, vì lý do nào đó đã bỏ con, người khác đã nhận nuôi đứa
trẻ đó, sau này người mẹ sinh con ngoài giá thú mới xin nhận lại con thì có
nghĩa vụ phải chứng minh mình đã sinh ra đứa trẻ đó; cũng có thể có trường hợp
người con ngoài giá thú đã thành niên có yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ của
mình hoặc theo luật định, một người có quyền yêu cầu Tòa án xác định một người
đã chết là cha, mẹ, con của mình.
.jpg)
Nghị
quyết số 02-NQ/HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán nhân dân tối cao đã
hướng dẫn thì mục 5 hướng dẫn Điều 63, 64 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 về
nguyên tắc trong các trường hợp sau đây phải là con chung của vợ chồng:
“a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 63, thì về nguyên tắc trong các trường hợp sau
đây phải coi là con chung của vợ chồng:
- Con sinh ra sau khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến
trước khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo
yêu cầu của vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng.
- Con sinh ra sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do
Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của cả hai vợ
chồng, nhưng người vợ đã có thai trong thời kì hôn nhân.
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn
nhưng được cả vợ và chồng thừa nhận.
b.Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có
yêu cầu Tòa án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con
của họ thì phải có chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gen.
Người có yêu cầu giám định gen phải nộp phí giám định gen.”
Quy
định nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con là cơ sở giải quyết các
tranh chấp đối với loại án kiện xác định cha, mẹ, con trong thực tế; liên quan
đến việc giải quyết ổn thỏa, chính xác các tranh chấp về cấp dưỡng, nuôi dưỡng,
thừa kế, bồi thường thiệt hại… theo quy định của pháp luật.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Các bài viết liên quan: