Nhận con nuôi không những đáp ứng nhu cầu chính đáng của các cặp vợ chồng mà còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc là tạo những mái ấm gia đình cho trẻ em. Không chỉ người Việt Nam mà người nước ngoài cũng có thể nhận nuôi con nuôi Việt Nam. Tuy nhiên để thực hiện được điều này, người nước ngoài trước hết phải chuẩn bị hồ sơ của mình
Căn
cứ Luật nuôi con nuôi, và Nghị định 19/2011/NĐ-CP http://tempuri.org/tempuri.html, hồ sơ của người nhận con
nuôi bao gồm:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay
thế;
- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
- Bản điều
tra về tâm lý, gia đình;
- Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
- Văn bản
xác nhận thu nhập và tài sản;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
Phiếu lý lịch tư pháp của
người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài và của người dự kiến đứng đầu Văn
phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá
06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin
đích danh.
Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành
02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của
nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy
định tại thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.

Trường
hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại
Cục Con nuôi. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ
tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan
hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc
gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
Trường
hợp nhận con nuôi không đích danh, thì người nhận con nuôi thường trú tại nước
là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ
sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt
động tại Việt Nam; nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt
động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua
Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.
Cục
Con nuôi xem xét, tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi căn cứ số lượng trẻ
em Việt Nam có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)