Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nhãn hiệu của các sản phẩm, dịch vụ khác nhằm mục đích thương mại, lừa dối khách hàng thu lợi bất chính. Vậy làm thế nào để xác định một hành vi có yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của công ty, tổ chức mình hay không?
Cơ sở pháp lý:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 129 Luật SHTT. Hành vi xâm phạm quyền
đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý:
“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của
chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a)
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng
với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn
hiệu đó;
b)
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự
hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm
lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
c)
Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ
trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm
lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
d)
Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới
dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ,
kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng
hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang
nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc
hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu
đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng”
Như vậy, một hành vi được xem xét là có yếu
tố xâm phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Dấu hiệu trùng sử dụng cho hàng hóa dịch vụ
trùng
+Dấu hiệu tương tự sử dụng cho hàng hóa, dịch
vụ trùng
+Dấu hiệu trùng cho hàng hóa, dịch vụ tương
tự
+Dấu hiệu tương tự cho hàng hóa, dịch vụ
tương tự
+Đối với hàng hóa khác loại thì phải xâm phạm
đến nhãn hiệu nổi tiếng, gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của nhãn hiệu đó.
Và để đánh giá về mức độ trùng hoặc tương tự
tại 39.8 và 39.9 Thông tư số 01/2007/BKHCN của Bộ khoa học công nghệ đã có quy
định như sau:
“39.8.
Đánh giá sự tương tự đến mức gây nhầm lẫn của dấu hiệu yêu cầu đăng ký với nhãn
hiệu khác:
a)
Để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự đến
mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác (sau đây gọi là "nhãn hiệu đối
chứng") hay không, cần phải so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm
(đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa và hình thức thể hiện của dấu hiệu (đối với cả
dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình), đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa, dịch
vụ mang dấu hiệu với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng theo quy định
tại điểm này.
b)
Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đối chứng: dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu
đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung,
ý nghĩa và hình thức thể hiện.
c)
Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu:
(i)
Dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc hoặc/và nội dung
hoặc/và cách phát âm hoặc/và ý nghĩa hoặc/và hình thức thể hiện đến mức làm cho
người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là
biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc;
(ii)
Dấu hiệu chỉ là bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ nhãn hiệu đối chứng nếu nhãn
hiệu đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng.
39.9. Đánh giá sự tương tự của hàng hoá,
dịch vụ
a)
Hai hàng hoá hoặc hai dịch vụ bị coi là trùng nhau (cùng loại) khi hai hàng hoá
hoặc hai dịch vụ đó có các đặc điểm sau đây:
(i)
Có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo...) và cùng chức năng, mục đích sử dụng;
hoặc
(ii)
Có bản chất gần giống nhau và cùng chức năng, mục đích sử dụng;
b)
Hai hàng hoá hoặc hai dịch vụ bị coi là tương tự nhau khi hai hàng hoá hoặc hai
dịch vụ đó có các đặc điểm sau đây:
(i)
Tương tự nhau về bản chất; hoặc
(ii)
Tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng; và
(iii)
Được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại (phân phối theo cùng một
phương thức, được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa
hàng...);
c)
Một hàng hoá và một dịch vụ bị coi là tương tự nhau nếu thuộc một hoặc các trường
hợp sau đây:
(i)
Giữa chúng có mối liên quan với nhau về bản chất (hàng hoá, dịch vụ hoặc nguyên
liệu, bộ phận của hàng hoá, dịch vụ này được cấu thành từ hàng hoá, dịch vụ
kia); hoặc
(ii)
Giữa chúng có mối liên quan với nhau về chức năng (để hoàn thành chức năng của
hàng hoá, dịch vụ này phải sử dụng hàng hoá, dịch vụ kia hoặc chúng thường được
sử dụng cùng nhau); hoặc
(iii)
Giữa chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau về phương thức thực hiện (hàng
hoá, dịch vụ này là kết quả của việc sử dụng, khai thác hàng hoá, dịch vụ
kia...).”
Trên đây, là những căn cứ để xác định
xem một hành vi có yếu tố xâm phạm hay không. Yếu tố xâm phạm sẽ là một trong
những điều kiện cần thiết để xác định xem có hành vi xâm phạm quyền đối với
nhãn hiệu hay không. Các cá nhân, công ty, tổ chức cần phải nắm rõ để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Luật sư tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 19006248
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết: