Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện nay khi áp dụng vào thực tiễn vẫn còn nhiều thắc mắc và gây khó khăn cho các thẩm phán khi áp dụng. Luật sư Trần Anh Minh Công ty Luật Hồng Thái có bài viết về việc nên hiểu và áp dụng như thế nào khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình và kiến nghị dành cho nhà làm luật.
Khoản
3 Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực
tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với
lợi ích của con”.
Quy định này được hiểu là con dưới 36 tháng tuổi
thì người mẹ được quyền nuôi con. Trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để
trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người cha
có quyền nuôi con hoặc khi cả hai thỏa thuận là người mẹ đồng ý để người cha
nuôi con.

Luật sư Trần Anh Minh
Tuy
nhiên, thực tế hiện nay, khi vợ chồng ly hôn và thỏa thuận giao con cho người
chồng nuôi thì sau một thời gian, người mẹ lại kiện để giành lại
quyền nuôi con và rất nhiều thẩm phán thụ lý vụ án lại áp dụng khoản 3 điều 81
trong khi trước đó họ vừa mới có Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và thỏa
thuận của các đương sự, trong đó nêu rõ, người mẹ đồng ý giao con cho người
chồng nuôi.
Vậy, nếu như người vợ đã thuận tình ly hôn và
đồng ý giao con cho chồng nuôi thì khi có yêu cầu giành lại quyền nuôi con thì
có nên áp dụng quy định là con dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ nuôi hay không?
Pháp luật đã quy định rõ và đã trao quyền cho
người mẹ được nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Một khi người mẹ đó không chấp nhận
nuôi con và từ bỏ quyền của mình thì quyền đó không thể tồn tại để được áp dụng
mãi cho đến khi con lớn hơn 36 tháng tuổi được nếu như điều kiện chăm sóc con
của người chồng tốt hơn và có đủ điều kiện hơn người vợ.
Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp, sau khi
vợ chồng đã có Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của vợ chồng và người vợ
đồng ý giao con cho người chồng nuôi, người con đã yên ổn ở với bố và quen với
sự thiếu vắng của người mẹ nhưng sau đó lại lấy lý do là do chồng ngăn cản việc
đến thăm con để mà đưa đơn yêu cầu thay đổi người nuôi con trong khi lý do
chính là muốn níu kéo với người chồng cũ, hoặc do bị áp lực từ bạn bè đồng
nghiệp khi bảo bỏ con dưới 36 tháng tuổi. Việc tòa thụ lý vụ án và thẩm phán
xét xử vụ án đó thì còn nhiều tranh cãi do cách hiểu và áp dụng pháp luật của
thẩm phán còn nhiều quan điểm khác nhau. Nếu thực sự, người vợ đã giao con cho
người chồng nuôi và không ngăn cản việc thăm nom con đối với người vợ và người
chồng có điều kiện chăm sóc con tốt hơn như có nhà cửa ổn định, thu nhập cao,
nhà lại ở gần các trường học thì nên xét xử theo hướng giao con cho người chồng
tiếp tục được nuôi dưỡng con chứ không thể cứng nhắc áp dụng theo quy định con
dưới 36 tháng tuổi. Về quan điểm này, thiết nghĩ, các thẩm phán miền nam có
cách nhìn và phân tích thỏa đáng hơn, phù hợp với điều kiện thực tế khi có rất
nhiều vụ án tương tự được các thẩm phán trong miền nam phân xử cho người chồng
tiếp tục giành được quyền nuôi con hơn là các thẩm phán miền bắc.

Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248
Bên cạnh đó, thiết nghĩ đây là một quy định cứng
nhắc và trái với quy định về bình đẳng quyền và nghĩa vụ quy định trong luật
HNGĐ. Thiết nghĩ, trường hợp vợ chồng đã thuận tình ly hôn và người vợ tự
nguyện giao con cho chồng nuôi thì khi người vợ kiện giành lại quyền nuôi con
thì Tòa không nên cứng nhắc áp dụng quy định con dưới 36 tháng tuổi mà thay vào
đó là tập trung phân tích về điều kiện nuôi dưỡng con của vợ hoặc chồng để mang
lại lợi ích tốt nhất cho con. Pháp luật cũng như Tòa án không thể là trò đùa để
cho người mẹ không thích giao con cho chồng nuôi rồi sau đó thích lên thì giành
lại quyền nuôi con.
Thiết nghĩ, Tòa án NDTC nên có hướng dẫn cụ thể
trong Sổ tay thẩm phán để các thẩm phán có thể áp dụng một cách thống nhất và
cũng phù hợp với quy tắc án lệ mà hiện nay chúng ta đang xây dựng và phát triển
hoặc trong lần sửa đổi lần tới kiến nghị cần quy định rõ về việc nuôi con dưới
36 tháng tuổi. Nếu người mẹ đã thuận tình ly hôn và giao quyền nuôi con dưới 36
tháng tuổi cho người cha rồi thì khi muốn giành lại quyền nuôi con thì không
thể áp dụng quy định con dưới 36 tháng tuổi. Pháp luật luôn muốn bảo vệ cho bà
mẹ và trẻ em và trao cho bà mẹ và trẻ em nhiều quyền hơn của người cha, tuy
nhiên không thể vì bảo vệ bà mẹ mà để người vợ lạm dụng quyền đó được theo kiểu
“tùy thích, tùy cảm hứng” được. Đã cho quyền không có nghĩa là quyền đó được
bảo lưu mãi mãi.
CÔNG
TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để
có ý kiến tư vấn cụ thể và chính xác hơn, quý khách vui lòng liên hệ với các
luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc email: luathongthai@gmail.com
Địa
chỉ: LK 9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Các bài viết liên quan: