1. Căn cứ pháp lý
- Quyết định 889/QĐ-BHXH về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam.
- Luật bảo hiểm
2. Nội dung
Theo đó, trong quá trình làm việc, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan BHXH không được nhận quà tặng của cá nhân, tổ chức,...có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc quản lý.
Ngoài ra, trong quan hệ, giao dịch với cơ quan, tổ chức và người dân, cán bộ, công chức BHXH phải:
- Nhiệt tình, trách nhiệm, liêm chính, chuyên nghiệp để giải quyết công việc, tránh ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của cơ quan, tổ chức, người tham gia, người thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN;
- Không lợi dụng chức trách nhiệm vụ, vị trí công tác để gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực, vụ lợi;
- Không làm hư hỏng, thất lạc, sai lệch, lộ lọt hồ sơ tài liệu khi được giao nhiệm vụ giải quyết;
- Lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp, khiếu nại của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân; kịp thời phát hiện, từ chối giải quyết và báo cáo xử lý các hành vi lạm dụng, trục lợi chính sách
Điều 15. Trách nhiệm thực hiện
1. Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam có trách nhiệm phổ biến, quán triệt Quy tắc ứng xử đến công chức, viên chức thuộc đơn vị, thể chế hóa các quy định trong quy tắc ứng xử khi xây dựng nội quy, quy chế làm việc, quy định về theo dõi, đánh giá, xếp loại công chức, viên chức tại đơn vị, kiểm tra, theo dõi và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc việc triển khai thực hiện Quy tắc này tại đơn vị.
2. Trưởng các phòng nghiệp vụ và tương đương, Giám đốc BHXH cấp huyện có trách nhiệm phổ biến, quán triệt Quy tắc ứng xử đến từng viên chức, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị hoặc Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố việc thực hiện nghiêm Quy tắc này của viên chức thuộc đơn vị.
3. Báo BHXH, Tạp chí BHXH, Cổng Thông tin điện tử Ngành và trang Web BHXH các tỉnh, thành phố tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Quy tắc này tới công chức, viên chức toàn Ngành và để người dân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế biết và cùng giám sát.
4. Công chức, viên chức toàn Ngành thực hiện nghiêm các quy định của Quy tắc ứng xử và cùng giám sát việc thực hiện.
5. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy tắc này nói riêng và đạo đức công vụ nói chung trong toàn ngành BHXH.
Điều 16. Khen thưởng, kỷ luật
1. Việc thực hiện Quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ là một trong các tiêu chí để xếp loại thi đua, đánh giá phân loại công chức, viên chức hàng năm. Công chức, viên chức thực hiện tốt Quy tắc ứng xử được xem xét biểu dương, khen thưởng theo quy định.
2. Cá nhân vi phạm các quy định tại Quy tắc này, tùy mức độ, sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trong cơ quan, đơn vị. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).