Thông thường nếu không thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp, khi có tranh chấp diễn ra, các doanh nghiệp thường lúng túng không biết lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua cơ quan nào phù hợp, có lợi cho cả 2 bên. Vậy nên, các doanh nghiệp cần chú ý ưu nhược điểm của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp mình.
1. Giải quyết
tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án là gì?
Mỗi khi
tranh chấp, các cá nhân, tổ chức thường có ý nghĩ ngay từ đầu hoặc chỉ biết tới
phương án giải quyết tranh chấp kiện ra Tòa án nhưng chưa hiểu rõ phương thức
giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, cũng như không biết mặt lợi, mặt hại khi giải
quyết tranh chấp tại Tòa.
Tòa án là một
cơ quan trong bộ máy nhà nước thuộc nhánh tư pháp, nhân danh quyền lực của nhà
nước để đưa ra phán quyết theo trình tự thủ tục nghiêm ngặt. Bản án của Nhà nước
sẽ được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh nhà nước.
Thủ tục giải
quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án bao gồm:
- Thủ tục giải
quyết vụ án tại tòa sơ thẩm gồm có khởi kiện, thụ lý vụ án, hòa giải, và chuẩn
bị xét xử, mở phiên tòa.
- Thủ tục
xét xử phúc thẩm nếu có kháng cáo.
- Thủ tục
xét xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: bao gồm thủ tục giám đốc
thẩm và tái thẩm.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248
2. Giải quyết
tranh chấp hợp đồng thông qua Trọng tài là gì?
Khác với Tòa
án, Trọng tài không phải là một cơ quan hoạt động nhân danh nhà nước. Để đưa vụ
án ra giải quyết bằng trọng tài thì các bên phải có thỏa thuận trọng tài trước
hoặc sau thời điểm xảy ra tranh chấp. Thủ tục tố tụng trọng tài sẽ phụ thuộc
vào trung tâm Trọng tài và quy tắc tố tụng trọng tài mà hai bên đã thỏa thuận lựa
chọn.
Thỏa thuận
trọng tài phải thể hiện dưới hình thức văn bản và phải chỉ đích danh một trung
tâm trọng tài cụ thể. Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của Hợp đồng
(điều khoản trọng tài) hay là một thỏa thuận riêng biệt (hiệp nghị trọng tài).
Mọi sự thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hay vô hiệu của hợp đồng đều không làm ảnh hưởng
đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài (trừ trường hợp lý do làm hợp đồng vô hiệu
cũng là lý do làm thỏa thuận trọng tài vô hiệu).
3. Nên lựa
chọn Tòa án hay Trọng tài để giải quyết tranh chấp hợp đồng?
Tại sao các
doanh nghiệp nước ngoài thường chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài thay vì Tòa án? Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam thường lựa chọn
Tòa án để giải quyết các vụ án tranh chấp phát sinh. Điều này khiến các tòa án
kinh tế rơi vào tình trạng quá tải, thời gian giải quyết vụ án kéo dài, gây tốn
kém cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, để lựa chọn được một phương thức giải quyết
tranh chấp phù hợp, các doanh nghiệp nên hiểu rõ những ưu điểm, nhược điểm của
hai phương thức giải quyết tranh chấp:
Thứ nhất, giải
quyết tranh chấp thông qua Tòa án
Ưu điểm:
- Thông thường
án phí Tòa án lại thấp hợp lệ phí trọng tài.
- Các quyết
định của Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của Nhà nước) có tính cưỡng chế
thi hành đối với các bên.
- Với nguyên
tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng
được phát hiện khắc phục.
Nhược điểm:
- Thời gian
giải quyết tranh chấp thường kéo dài (vì thủ tục tố tụng Tòa án quá chặt chẽ),
thủ tục thiếu linh hoạt và kéo dài.
- Tính xét xử
công khai không phù hợp với hoạt động kinh doanh thương mại vì dễ ảnh hưởng đến
uy tín và tiết lộ bí mật kinh doanh.
- Phán quyết
có thể bị kháng cáo dẫn đến vụ tranh chấp kéo dài.
Thứ hai, giải
quyết tranh chấp thông qua Trọng tài
Ưu điểm:
- Thủ tục trọng
tài đơn giản, nhanh chóng;
- Các bên
tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài;
- Quyền chỉ
định trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh
nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp. Qua đó, có điều kiện giải quyết
tranh chấp hợp đồng nhanh chóng, chính xác.
- Nguyên tắc
trọng tài không công khai giúp các bên hạn chế sự tiết lộ các bí quyết kinh
doanh, giữ được uy tín của các bên trên thương trường.
- Trọng tài
không đại diện cho quyền lực nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh
chấp có nhân tố nước ngoài.
- Phán quyết
của trọng tài là phán quyết chung thẩm và không bị kháng cáo.
Nhược điểm:
- Tính cưỡng
chế thi hành các quyết định trọng tài không cao (vì Trọng tài không đại diện
cho quyền lực tư pháp của nhà nước)
- Việc thực
hiện các quyết định trọng tài hoàn tòa phụ thuộc và ý thức tự nguyện của các
bên.
Mỗi một
phương thức giải quyết tranh chấp đều có ưu nhược điểm riêng biệt, do vậy việc
cân nhắc lựa chọn một phương thức phải căn cứ vào tình hình thực tế của công
ty, tính chất thực tế của vụ việc và nguyện vọng của cá nhân, tổ chức.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Ai có thẩm quyền ký kết hợp đồng trong công ty? Trước khi đặt bút kỹ vào bất kỳ hợp đồng nào điều tiên quyết cần phải xem xét thẩm quyền ký kết hợp... |
Thủ tục xin giấy phép thiết lập mạng xã hội Cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ truyền thông 3G, 4G, các website cung cấp dịch vụ mạng... |
Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước có được góp vồn thành lập công ty không? Theo luật doanh nghiệp mới nhất 2014, luật cán bộ, công chức, luật viên chức thì không phải tất cả.. |
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU GIÁ
Hoạt động Đấu thầu và Đấu giá là những hoạt động diễn ra thường xuyên tại các cơ quan, doanh nghiệp và cả các cá nhân liên quan trong đời sống xã hội. Tuy nhiên thời gian qua có nhiều phương tiện truyền thông và tổ chức, cá nhân có sự nhầm lẫn căn bản về hai khái niệm và hoạt động này.
|
HẠN CHẾ THỜI GIAN LÀM THÊM VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 và thay thế cho một loạt Nghị định như: Nghị định 195/CP ngày 31...
|
CÁC GIẢI PHÁP KHI NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ NGOẠI TỆ BIẾN ĐỘNG
Trong bối cảnh nhập khẩu hàng hoá, biến động tỷ giá là vấn đề thường xuyên xẩy ra và khó tránh khỏi. Phán đoán thị trường và đưa ra dự đoán là công việc vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp
|
THẨM QUYỀN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp, Công ty là một tổ chức có nhiều chủ thể như chủ sở hữu Công ty, Người sử dụng lao động, Người lao động….Một Công ty cổ phần thì mọi vị trí đều có thể thuê thì kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty….Như vậy ai sẽ là chủ thể ký kết Hợp đồng lao động với tất cả mọi người lao...
|
VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ VÀ CON DẤU TRONG DOANH NGHIỆP
Trong doanh nghiệp, chữ ký và con dấu có giá trị như thế nào? Người đại diện pháp nhân ký không đóng dấu có được không? Hợp đồng có chữ ký của người không đại diện pháp nhân mà có đóng dấu thì giá trị thế nào là những câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn thắc mắc. Để giải đáp những vấn đề trên, chúng ta...
|
Đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu Công ty là yếu tố phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thương nhân cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc có các thông tin tương đồng nhau. Vì vậy xây dựng một thương hiệu tốt luốn gắn liền với việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tránh sự xâm phạm của những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh
|
Tranh chấp về đầu tư được giải quyết ở đâu?
Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư
|
Tư vấn về việc chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư
Công ty luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin được tư vấn về vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư như sau:
|
Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tư vấn về trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi
|
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (HILAP) cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh về các vấn đề:
|