Nghĩa vụ cấp dưỡng là hình thức thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng và hình thức này xuất hiện khi mà các bên trong quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng không còn chung sống dưới một mái nhà hoặc có quan hệ tình cảm diễn biến xấu đến mức việc thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng không còn có thể dựa vào ý thức tự giác.
Cấp dưỡng là
việc một người có nghĩa vụ đóng tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết
yếu của người mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường
hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng
lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu
theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Như vậy, điều
kiện chung phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng gồm:
- Người cấp
dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng;
- Người cùng
sống chung với nhau;
- Người được
cấp dưỡng chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu
Căn cứ Điều
107 Luật Hôn nhân và gia đình quy định nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa
các đối tượng sau:
1. Nghĩa vụ
cấp dưỡng giữa cha mẹ và con (Điều 110, 111 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Cha mẹ cấp
dưỡng cho con khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Con chưa
thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để
tự nuôi mình
- Không sống
chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con
Con có nghĩa
vụ cấp dưỡng cho cha mẹ khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Con đã
thành niên không sống chung với cha, mẹ
- Trường hợp
cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
.jpg)
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
2. Giữa anh,
chị, em với nhau (Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Thỏa các điều
kiện sau:
- Không còn
cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng
cho con
- Anh, chị
đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em
- Người được
cấp dưỡng chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành
niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
Ngược lại,
em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh,
chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giữa ông
bà nội, ông bà ngoại và cháu (Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
- Ông bà nội,
ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường
hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động,
không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại
Điều 112 của Luật hôn nhân và gia đình
- Cháu đã
thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng
cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động,
không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định
của Luật hôn nhân và gia đình
4. Giữa cô,
di, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột (Điều 114 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
- Cô, dì,
chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho
cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng
theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
- Cháu đã
thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng
cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không
có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác
cấp dưỡng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
5. Nghĩa vụ
cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn (Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014)
Khi ly hôn nếu
bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên
kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Lưu ý: Nghĩa
vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho
người khác.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Điều kiện kết hôn đối với người trong ngành công an nhân dân Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân gia đình... |
Nên làm gì khi phát hiện vợ/chồng ngoại tình theo quy định của pháp luật Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là tự nguyện, tiến bộ, một vợ một... |
Làm người yêu có bầu nhưng không cưới, có bị xử lý hay không? Quan hệ tình dục trước hôn nhân dẫn đến có thai nhưng không muốn kết hôn là thực tế không còn quá xa... |