Câu hỏi: Công ty tôi đang hợp tác với một đối tác nước ngoài. Họ muốn chuyển giao công nghệ của họ từ nước ngoài vào Việt Nam thì cần những thủ tục gì?
Trả lời:
Căn cứ pháp lý
- Luật
chuyển giao công nghệ 2017 số 07/2017/QH14
- Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định về việc thực hiện nghĩa
vụ thuế áp dụng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập tại
Việt Nam
1. Thời hạn và thời
điểm có hiệu lực hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam
Trước tiên để thực hiện thủ tục chuyển
giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chúng ta phải nắm rõ thời hạn thực
hiện và thời điểm có hiệu lực hợp đồng chuyển giao theo Điều 24 Luật chuyển giao công nghệ 2017 số 07/2017/QH14:
“Điều
24. Thời hạn thực hiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công
nghệ
1. Thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ do
các bên thỏa thuận.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển giao công
nghệ do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không thỏa thuận về thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao
kết, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao có
hiệu lực từ thời điểm được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp đăng ký
theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật này có hiệu lực từ thời
điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường hợp gia hạn,
sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng gia hạn, sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký gia hạn, sửa đổi, bổ
sung chuyển giao công nghệ”
Như vậy, thời hạn và thời điểm hợp đồng
chuyển giao công nghệ có hiệu lực hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các
bên tham gia thỏa thuận, trừ trường hợp các bên không thỏa thuận thời gian có
hiệu lực thì theo quy định sẽ được tính sau thời gian giao kết hợp đồng hoặc
khi có giấy phép chuyển giao công nghệ.
2. Đăng ký chuyển giao công nghệ
Để thực hiện chuyển giao công nghệ thì
cần thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 31 Luật chuyển giao công nghệ 2017:
“1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao
công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật chuyển giao công nghệ 2017 thuộc
một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về
khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép
chuyển giao công nghệ:
a) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam;
b) Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài;
c) Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước
hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết
quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đăng ký hợp đồng
chuyển giao công nghệ không thuộc trường hợp phải đăng ký quy định tại khoản 1
Điều này.
3. Hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký chuyển giao công nghệ, trong
đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ
các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực văn bản giao kết
chuyển giao công nghệ thể hiện nội dung theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
trường hợp không có văn bản giao kết bằng tiếng Việt thì phải có bản
dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực.
4. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký văn bản
giao kết chuyển giao công nghệ, bên có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký chuyển
giao công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về khoa học và công nghệ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công
nghệ.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ đầy đủ, cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ; trường
hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”
Như vậy, để đăng ký chuyển giao công
nghệ, bạn cần phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ
(trường hợp đăng ký chuyển giao công nghệ từ nước ngoài về Việt Nam) rồi tiến
hành nộp hồ sơ đăng ký chuyển giao công nghệ.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thực hiện chuyển giao công
nghệ
Hồ sơ đề nghị thực hiện chuyển giao
công nghệ được quy định tại Điều 30 Luật
chuyển giao công nghệ 2017 gồm:
“Điều 30. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép chuyển
giao công nghệ
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ bao
gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ,
trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân
thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Văn bản về tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng
chuyển giao công nghệ;
c) Bản gốc bằng tiếng Việt hoặc bản sao có chứng thực hợp
đồng chuyển giao công nghệ; trường hợp không có hợp đồng bằng tiếng Việt
thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng
thực;
d) Danh mục tài liệu công nghệ, máy móc, thiết bị (nếu
có) kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ;
đ) Bản sao có chứng thực văn bằng bảo hộ các đối tượng sở
hữu trí tuệ (nếu có);
e) Tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ do ứng dụng
công nghệ chuyển giao;
g) Giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ;
h) Văn bản thẩm định giá công nghệ được chuyển giao trong
trường hợp bên nhận chuyển giao công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
2. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Khoa học
và Công nghệ, tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ tiến hành ký kết hợp đồng
chuyển giao công nghệ.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển
giao công nghệ, bên có nghĩa vụ thực hiện việc đề nghị cấp Giấy phép chuyển
giao công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ đến
Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xem xét hồ sơ; trường hợp hồ sơ
không đầy đủ thì có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ
theo quy định.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản yêu cầu sửa
đổi, bổ sung, các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc có văn bản đề
nghị gia hạn thời gian việc sửa đổi, bổ sung. Thời gian gia hạn không quá 60
ngày, hết thời hạn này, nếu các bên không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu
thì Bộ Khoa học và Công nghệ ra thông báo từ chối cấp Giấy phép chuyển giao
công nghệ và trả lại hồ sơ nếu có yêu cầu.
5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định và cấp Giấy phép chuyển
giao công nghệ; trường hợp từ chối cấp Giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản
và nêu rõ lý do.
6. Trường hợp cần thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép
chuyển giao công nghệ thì phải đề nghị cấp Giấy phép mới.
7. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành mẫu văn bản
đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, mẫu Giấy phép chuyển giao công nghệ”
4. Nghĩa vụ nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp khi nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt
Nam được quy định thế nào?
Quy
định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư
103/2014/TT-BTC, tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt
Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh
là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam
(sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh
tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa
thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc
giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công
việc của Hợp đồng nhà thầu phải nộp thuế như sau:
+ Thu nhập chịu thuế
TNDN
+ Thu nhập phát sinh
tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu
nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng
nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào
địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ
nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài
trong một số trường hợp cụ thể như sau:
+ Thu nhập từ chuyển
quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; chuyển nhượng quyền tham gia hợp đồng kinh
tế/dự án tại Việt Nam, chuyển nhượng quyền tài sản tại Việt Nam.
+ Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập
dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí
tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả
cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển
giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm).“Quyền
tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, "Chuyển
giao công nghệ" quy định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật
Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Thu nhập từ tiền bản
quyền nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là thu nhập phải chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp. Và phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
theo phương pháp tỷ lệ tính trên doanh thu quy định tại Điều 11 Thông tư
103/2014/TT-BTC .
Như vậy, sau khi thực hiện
chuyển giao công nghệ thì phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp
tỷ lệ tính trên doanh thu và các khoản thuế khác.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có
thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái
và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38
Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ PNV: VP6 -
Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham
khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của
chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý
lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân
sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý
lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Xin trân trọng cảm
ơn!