Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Các quy định của pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động.

(Số lần đọc 1669)
Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của con người, trước hết là người lao động trong quan hệ lao động, phải được pháp luật can thiệp, bảo vệ. Sau đây, Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp gửi tới quý khách hàng nội dung tư vấn về thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Thời giờ nghỉ ngơi là gì?

- Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử dụng ngoài nghĩa vụ lao động được thực hiện trong giờ làm việc.

2. Quy định của pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi.

2.1 Nghỉ trong giờ làm việc.

Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.

Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.

2.2 Nghỉ chuyển ca.

Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.

Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.

2.3 Nghỉ hằng tuần.

Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

2.4 Nghỉ hằng năm

a. Thời gian nghỉ hằng năm.

- Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

- Cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp làm không đủ năm: Số ngày nghỉ hằng năm được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị.

- Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

- Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

- Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Các quy định của pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ VỀ LAO ĐỘNG 19006248 (Nguồn: Internet)

b. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc.

Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

c. Tạm ứng tiền lương, tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng năm.

Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả thuận.

Đối với người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm việc ở miền xuôi thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường.

d. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm

Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.

Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.

Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.

Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.

Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.

Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.

Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.

2.5. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ.

Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

Thời gian nghỉ Tết Âm lịch do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

2.6. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ.

Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006248

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Quỳnh Anh.

12 loại giấy tờ có thể dùng thay CMND khi đi máy bay 
Chứng minh nhân dân (CMND) được quy định là một loại giấy tờ tùy thân mà mọi công dân đều phải mang...
Từ 20/10: Người chế biến thức ăn trong hàng ăn không đội mũ, đeo khẩu trang bị phạt 3 triệu đồng. 
Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, người trực...
Trình tự, thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài 
Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ...
Chơi bóng cười thì có vi phạm không? 
Thực tế hiện nay khi dạo lên phố ta gặp rất nhiều quán cafe cho khách đến quán sử dụng bóng cười...

TAGs:thời giờ nghỉ ngơi người lao động pháp luật lao động tổng đài tư vấn 19006248

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Xử lý tang vật bị chiếm đoạt để vi phạm hành chính?
Có được phép điều khiển xe trong thời gian chờ lấy giấy phép lái xe?
Quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với kết luận thanh tra chuyên ngành?
Đã hai tháng rưỡi kể từ ngày người dân xã Đồng Tâm tửi kiến nghị thắc mắc (sau khi có trả lời của Thanh tra thành phố) nhưng chưa được hồi âm. Như vậy, người dân gửi kiến nghị sau khi có kết luận thanh tra đã đúng cơ quan chức năng chưa. Nếu thành phố đã có kết luận thanh tra, tức là đã giải quyết...
Những lỗi vi phạm giao thông bị xử lý hành chính và có thể bị tạm giữ phương tiện?
Thừa Phát lại thực hiện việc giao nhận văn bản tống đạt như thế nào?
Mua bán xe bằng giấy tờ viết tay có sang tên xe được không?
Tôi mua lại xe máy của người khác có giấy viết tay nhưng chủ xe không thể đi rút hồ sơ gốc giúp thì cần phải làm thế nào để làm lại đăng ký chính chủ?
Dùng chân điều khiển vô lăng ôtô, tài xế sẽ bị phạt đến 8 triệu đồng?
Lỗi vi phạm giao thông người đi xe máy hay mắc trong dịp Tết nguyên đán 2017?
Nhiều điểm mới trong thủ tục kiện hành chính cần quan tâm?
Thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
 
Tin nhiều người quan tâm
Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?
 
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu?
Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc...
 
Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật về cư trú, trẻ sinh ra phải được nhập hộ khẩu cho trong thời hạn 60 ngày...
 
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Theo quy định của pháp luật, một doanh nghiệp có thể đăng ký tối đa bao nhiêu chi nhánh? Cùng Luật...
 
BỆNH NHÂN TỬ VONG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BÁC SĨ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHÔNG?
Bác sĩ là một nghề yêu cầu về bằng cấp, máy móc, yêu cầu kiểm định gắt gao vô cùng để có thể hành...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software