Theo quy định của pháp luật về cư trú, trẻ sinh ra phải được nhập hộ khẩu cho trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày làm giấy khai sinh. Nếu nhập hộ khẩu cho con sau thời hạn này thì có thể bị phạt.
Câu hỏi: Tôi và chồng sinh con được 3 năm rồi nhưng chưa
đăng ký nhập khẩu cho con. Giờ tôi muốn đăng ký nhập khẩu cho con nhưng tôi
nghe nói là chậm nhập khẩu sẽ bị phạt hành chính. Vậy xin hỏi pháp luật quy định
như nào về việc nhập khẩu cho con muộn sẽ bị xử phạt bao nhiêu, giờ tôi muốn nhập
khẩu cho con cần những thủ tục nào?
Theo quy
định về thời hạn đăng ký thường trú tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP
hướng dẫn thi hành luật cư trú: “Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được
đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi
dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em
đó”.
Việc con
bạn đã 3 tuổi mà chưa nhập khẩu là hành vi nhập khẩu quá thời hạn và sẽ phải chịu
phạt vi phạm hành chính theo Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội:
“Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi
sau: Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.”
Luật Hồng Thái: 19006248
Quy trình hướng dẫn về thủ tục nhập
hộ khẩu cho con nhanh chóng được thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1
Người đi đăng ký nhập hộ khẩu cho
trẻ (cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ông, bà, người nuôi dưỡng, chăm sóc,
người thân thích của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:
- 1 tờ Bản sao giấy khai sinh của
trẻ (có dấu đỏ do UBND phường, xã cấp) và 1 bản photo.
- Giấy chứng nhận kết hôn của bố mẹ
trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn) hoặc Quyết định ly hôn và 1 bản
photo.
- Sổ hộ khẩu gia đình (bản chính).
Điền đầy đủ thông tin vào mẫu Phiếu
báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02) (mẫu này lấy tại Công an quận, huyện,
thị xã, thành phố).
Bước 2
Nộp các giấy tờ, mẫu khai nói trên
tại Công an quận, huyện, thị xã, thành phố nơi cư trú của bố hoặc mẹ (nếu bố, mẹ
không cùng hộ khẩu thường trú); nơi cư trú chung của bố, mẹ (nếu có cùng HKTT)
và sau đó sẽ được thực hiện như sau:
- Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông
tin ghi trong mẫu khai HK02, đối chiếu các giấy tờ, lấy Bản sao giấy khai sinh
(có dấu đỏ), giấy chứng nhận kết hôn, quyết định ly hôn (bản photo). (để bỏ vào
hồ sơ tàng thư hộ khẩu)
- Cán bộ đưa giấy hẹn, trong đó ghi
rõ thời gian (tối đa 10 ngày) sẽ nhận lại sổ hộ khẩu
Chú ý những thông tin ghi nhận
trong trường hợp này phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối để tránh những rắc rối
về sau cho con của bạn. Tốt nhất là sau khi bé chào đời nên đi đăng kí nhập khẩu
và khai sinh sớm cho bé để trẻ được hưởng những quyền lợi công dân về y tế và sức
khỏe.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Trúc Quỳnh
Thuê phòng trọ không có hợp đồng, xâm phạm chỗ ở trái phép ? Câu hỏi: "Chào luật sư, cho em xin hỏi vấn đề sau ạ. Em hiện tại đang thuê trọ tại quận 11, thành... |
Hà Nội: Đất đang tranh chấp vẫn được cấp sổ đỏ? Mong rằng các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ sớm xem xét, giải quyết vụ việc này để sớm có câu... |
Thời hạn thực hiện, chế độ nghỉ phép của người đi nghĩa vụ quân sự? Khi nào được đi thăm người đi nghĩa vụ quân sự? Thời hạn thực hiện, chế độ nghỉ phép của người đi nghĩa vụ quân sự? Khi nào được đi thăm người đi... |