a. Nội dung
- Thẩm quyền thụ lý vụ án dân sự:
Thẩm quyền của Toà án bao gồm thẩm quyền theo Loại việc, thẩm quyền của
Toà án các cấp, thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định theo Điều 25,27, 29,31 BLTTDS. Có một số trường hợp nếu trước khi khởi kiện đương sự đã yêu cầu cơ quan tổ chức giải quyết nhưng không thành thì sau đó tòa án mới có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
Theo Điều 1 Luật tổ chức Toà án năm 2002 và Điều 1 BLTTDS thì Toà án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án Dân sự, Hôn nhân và gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động theo quy định của pháp luật TTDS.
+ Điều kiện về chủ thể khởi kiện:
Chủ thể khởi kiện phải đáp ứng các điều kiện quy định theo Điều 161,162 BLTTDS và được hướng dẫn chi tiết tại các Điều 2, 3 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
+ Điều kiện về thẩm quyền của Toà án quy định tại các Điều 25,27,29, 31,33,34, 35,36 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
+
Điều kiện về thời hiệu khởi kiện: Được quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 159 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011, và theo hướng dẫn tại Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
+ Điều kiện rằng vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo Điều 168 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
Đối với mỗi loại quan hệ khác nhau cần phải đáp ứng thêm một số điều kiện do pháp luật quy định về điều kiện để thụ lý.
b. Trình tự thụ lý vụ án trong TTDS
Bước 1: Nhận đơn kiện ( Điều167 BLTTDS)
Toà án phải nhận đơn kiện do đương sự nộp trực tiếp tại toà án hoặc gửi qua đương bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
Tiến hành thụ tục thủ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
Chuyển đơn khởi kiện cho toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án khác.
Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án.
Bước 2: Yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện
Theo quy định tại Điều 169 BLTTDS: trong trường hợp đơn kiện không đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS, thì toà án thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn nhất định do toà án ấn định nhưng không quá ba mươi ngày, trong trường hợp đặc biệt, toà án có thể gia hạn nhưng không quá mười lăm ngày, trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại
BLTTDS thì toà án tiếp tục thụ lý vụ án, nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của toà án thì toà án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
Bước 3: Xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện
Theo quy định tại Điều 171 BLTTDS, sau khi nhận đơn kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì toà án phải xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Toà án dự tính số tiền tạm ứng, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 4: Vào sổ thụ lý vụ án dân sự
Khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì Toà án phải ra quyết định thụ lý vụ án và vào sổ thụ lý vụ án dân sự.
Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, thì toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo.
Bước 5: Thông báo về việc thụ lý
Theo quy định tại Điều 174 BLTTDS quy định về thông báo thụ lý vụ án trong trường hợp sau: Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc
Toà án đã thụ lý vụ án.
Văn bản thông báo phải có nội dung chính sau:
- Ngày, tháng, năm lập văn bản thông báo,
- Tên, địa chỉ của Toà án thụ lý,
- Tên, địa chỉ người khởi kiện,
- Danh sách tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp theo đơn khởi kiện. Thời hạn được thông báo phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Toà án theo yêu cầu của người khởi kiện và tàiliệu chứng cứ kèm theo nếu có.
- Hậu quả pháp lý của người được thông báo không nộp cho Toà án văn bản ý kiến của mình đối với yêu cầu.
Đỗ Chinh-HILAP