Khoản 3 điều 606 BLDS 2005 quy định “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại
mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám
hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản
để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người
giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy
tài sản của mình để bồi thường”.
Theo quy định
trên thì khi người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác, người giám hộ có
trách nhiệm dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại. Trong
trường hợp người được giám hộ không đủ tài sản hoặc không có tài sản để bồi thường
thì người giám hộ có trách nhiệm bồi thường nếu có lỗi trong việc thực hiện nghĩa
vụ của người giám hộ mà để người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác. Nếu
người giám hộ hoàn toàn không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài
sản của mình để bồi thường.
Trong trường hợp
con dưới 15 tuổi gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trước tiên là cha mẹ. Trong trường hợp cha, mẹ đều không còn hoặc tuy cha mẹ
còn sống nhưng không đủ điều kiện làm người giám hộ cho con thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại được xác định trước hết là trách nhiệm của anh cả hoặc chị cả
đã thành niên đủ điều kiện phải làm người giám hộ của em chưa thành niên. Nếu
anh cả, chị cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người tiếp theo đã
thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ. Trong trương hợp không có anh
chi em ruột hoặc anh, chị em ruột không đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại có đủ điều kiện phải làm người giám hộ (Điều
62 BLDS). Vậy theo khoản 3 điều 606 BLDS thì anh cả hoặc chị cả, ông bà nội hoặc
ông bà ngoại là người giám hộ thì họ được quyền dùng tài sản riêng của người được
giám hộ để bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp người được giám hộ gây thiệt
hại mà không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ
phải bồi thường thiệt hại bổ sung bằng tài sản của mình nếu ngưới giám hộ có lỗi
khi thực hiện việc giám hộ. Khi đó, nếu người giám hộ chứng minh được mình
không có lỗi trong việc giám hộ thì họ không phải lấy tài sản của mình để bồi
thường khi người được giám hộ gây thiệt hai.
Người mất năng lực hành vi dân sự đang do cha mẹ, chăm
sóc quản lý giáo dục mà gây thiệt hại thì cha mẹ phải bồi thường bằng tài sản của
mình. Trong trường hợp họ đang được giám hộ theo Điều 62 BLDS thì trách nhiệm bồi
thường được xác định như sau:
-
Người
mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ (hoặc chồng), thì người vợ (hoặc chồng) có
đủ điều kiện làm người giám hộ được lấy tài sản riêng của người bị mất năng lực
hành vi dân sự để bồi thường. Nếu tài sản của người được giám hộ không đủ thì lấy
tài sản chung của người giám hộ để đền bù, sau đó mới lấy tài sản riêng của người
giám hộ để đền bù tiếp phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lý người được
giám hộ.
-
Người
được giám hộ là cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một
người mất, người kia không đủ điều kiện làm người giám hộ
thì người con cả đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ. Nếu người
con cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều
kiện phải làm người giám hộ. Trong trường hợp này người giám hộ được lấy tài sản
của cha mẹ để bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không
đủ thì người giám hộ phải lấy tài sản riêng của mình để bồi thường cho phần còn
thiếu nếu có lỗi trong việc quản lý người được giám hộ.
-
Người
đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ, chồng, con nhưng vợ, chồng,
con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ có đủ điều kiện phải
là người giám hộ. Trong trường hợp như vậy cha mẹ có quyền lấy tài sản riêng của
người được giám hộ để bồi thường, chỉ khi tài sản riêng của người được giám hộ
và tài sản chung của vợ chồng người được giám không không đủ thì cha, mẹ mới phải
bồi thường bằng tài sản của mình nếu có lỗi trong việc quản lý người được giám
hộ.
Mặc dù Luật quy định
trách nhiệm bồi thường thuộc về cha mẹ và người giám hộ nhưng trong những trường
hợp người dưới 15 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự nếu gây thiệt hại
cho người khác trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản
lý theo quy định tại điều 621 BLDS thì: Cá nhân gây thiệt hại trong thời gian
do trường học, bệnh viện tâm thần quản lý thì trường học, bệnh viện phải bồi
thường.
Theo quy định tại khoản 1 điều 621 BLDS thì
người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học
phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Trách nhiệm của nhà trường được xác định đối
với những thiệt hại do học sinh đang trong thời gian học ở trường gây ra. Quy định
này nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà trường trong việc quản lý học sinh đang học
trong trường trung học phổ thông cơ sở. Nhà trường có nghĩa vụ quản lý học sinh
trong thời gian học tại trường theo thời khóa biểu học văn hóa chính khóa, ngoại
khóa hoặc lao động, vui chơi, giải trí do nhà trường tổ chức mà học sinh gây
thiệt hại cho người khác thì nhà trường phải bồi thường.
Ví dụ : Bạn Đức là học sinh lớp 5 của trường tiểu
học Tân Triều. Ngày 20/11/2010, trong giờ học môn văn của cô giáo chủ nhiệm, bạn
Đức xin phép cô cho ra ngoài vì lý do có nhu cầu đi vệ sinh cá nhân. Cô giáo đã
đồng ý và cho Đức ra ngoài. Nhân cơ hội đó Đức chạy ra ngoài cổng trường để ăn
quà. Trong lúc vội vàng bạn Đức chạy đâm vào một người đang đi bán trứng vỡ hết
và người đó bị ngã ra đường. Tổng chi phí toàn bộ số trứng bị vỡ và tiền thuốc
điều trị cho người bán trứng là 2000.000 đồng. Căn cứ vào các sự kiện có trong
tình huống thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bán trứng thuộc về
trường Tiểu học Tân Triều chứ không phải thuộc về bố mẹ hoặc người giám hộ của Đức.
Bởi vì, bạn Đức là người dưới 15 tuổi gây thiệt hại cho người khác trong thời
gian học văn hóa ở trường và chịu sự quản lý của nhà trường. Theo quy định tại
Khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2005: “Người dưới
15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi
thường thiệt hại xảy ra. Trường tiểu học Tân Triều phải bồi thường cho người
bán trứng số tiền 2000.000 đồng để khắc phục thiệt hại do Đức gây ra. Bố mẹ của
Đức không có lỗi trong các trường hợp này, vì Đức gây thiệt hại trong thời gian
nhà trường có nghĩa vụ quản lý. Nhà trường không có chứng cứ chứng mình mình không
có lỗi, do vậy nhà trường phải bồi thường thiệt hại cho người bán trứng thay Đức.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 621 BLDS,
khi người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác thì bệnh viện,
tổ chức đang có nghĩa vụ quản lý trực tiếp phải bồi thường thiệt hại. Quy định
này có ý nghĩa không chỉ về mặt pháp lý mà còn có ý nghĩa trên thực tế của đời
sống xã hội. Nó rằng buộc trách nhiệm của bệnh viện, tổ chức xã hội phải tăng
cường công tác quản lý người bị mất năng lực hành vi dân sự.
Nếu
nhà trường, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản
lý thì cha me, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi
dân sự phải bồi thường. Quy định này cho thấy mặc nhiên những người dưới 15 tuổi,
người mất năng lực hành vi dân sự khi gây thiệt hại mà đang chịu sự quản lý của
nhà trường, bệnh viện, các tổ chức xã hội thì các tổ chức này phải bồi thường
và việc chứng minh không có lỗi để làm cơ sở cho việc thoát khỏi trách nhiệm bồi
thường thuộc về các tổ chức đó.