Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm áp dụng trong trường hợp đương đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ của họ được thừa kế.

(Số lần đọc 2406)

Trong trường hợp sau khi Tòa án đã thụ lý vụ việc dân sự mà có đương sự là cá nhân chết hoặc đương sự là cơ quan, tổ chức bị giải thể, bị tuyên bố phá sản hoặc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức tổ chức thì có thể quá trình giải quyết vụ việc bị đình chỉ, tạm đình chỉ nhưng có những trường hợp quyền và nghĩa vụ của đương sự được dịch chuyển cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ tố tụng tiếp tục tham gia tố tụng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 189 BLTTDS thì: “1. đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó”. 
Trường hợp đương sự là cá nhân
Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng được thực hiện theo quy định tại Điều 62 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004  (sửa đổi, bổ sung năm 2011). 
Theo đó: “1. Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.”
Người thừa kế của đương sự được xác định theo quy định về thừa kế của Bộ luật dân sự năm 2005. Nếu trong trường hợp có nhiều người thừa kế (thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật) thì về nguyên tắc, tất cả những người thừa kế tham gia tố tụng hoặc họ phải thỏa thuận với nhau bằng văn bản để cử người đại diện tham gia hoặc cùng ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng.  
Trường hợp tất cả người thừa kế đều từ chối nhận di sản, không có người thừa kế hoặc có người thừa kế nhưng người thừa kế không được hưởng thì tài sản thuộc về Nhà nước, sau khi thực hiện việc thanh toán các nghĩa vụ theo thứ tự ưu tiên được quy định tại Điều 683 Bộ luật dân sự năm 2005. Vấn đề đặt ra là về nguyên tắc tài sản đó thuộc về nhà nước Tòa án phải tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự nhưng cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đại diện cho lợi ích của Nhà nước tham gia tố tụng trong trường hợp này pháp luật tố tụng hiện hành không có quy định.  Hơn nữa, cần phải phân biệt trường hợp này với trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự (điểm a khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004) và vấn đề thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng không đặt ra.1¬¬
Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại Điều 193 Bộ Luật tố tụng dân sự: “1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại các điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này và các trường hợp pháp luật có quy định khác”.
* Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức, thì việc kế thừa nghĩa vụ tố tụng dân sự đó được xác định như sau:
- Nếu tổ chức phải chấm dứt hoạt động (bị giải thể buộc phá sản) là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng (điểm a khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011). Tuy nhiên cũng cần phân biệt khi xác định việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động là loại hình tổ chức trong đó, thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn như công ty cổ phần, công ty trách  nhiệm hữu hạn (điểm a khoản 1 Điều 26, điểm b khoản 1 Điều 51 Luật doanh nghiệp), doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Điều 6, Điều 15 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) thì cá nhân, tổ chức là thành viên tổ chức đó khi tham gia tố tụng chỉ phải chịu trách nhiệm tài sản tối đa bằng phân tài sản còn lại của các tổ chức đó khi phải chấm dứt hoạt động hoặc bị giải thể nếu các cá nhân và tổ chức thành viên này đã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp vốn theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp. Nếu có thành viên chưa hoàn thành nghĩa vụ góp vốn thì người đó phải thực hiện nghĩa vụ này bao gồm cả gốc và lãi theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật doanh nghiệp và khoản 2 Điều 11a Nghị định số /2000/NĐ – CP của Chính phủ ngày 03/02/2000 (đã được sửa đổi bổ sung một số điều bằng Nghị định số 125/2004/NĐ-CP ngày 19/5/2004 của Chính phủ). Nếu tài sản còn lại của tổ chức bị chấm dứt hoạt động hoặc bị giải thể chưa bị chia cho các thành viên, thì nghĩa vụ tài sản được thực hiện từ toàn bộ số tài sản còn lại. Nếu tài sản còn lại đã được chia cho các thành viên thì mỗi thành viên tham gia tố tụng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của tổ chức bị chấm dứt hoạt động hoặc bị giải thể tương ứng với phần tài sản của mình đã nhận. 
- Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động là công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm tài sản về các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, còn các cá nhân là thành viên hợp danh phải chịu trách niệm tài sản về các nghĩa vụ tài sản của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình (điểm b, c khoản 1 Điều 95 Luật doanh nghiệp).
- Theo điểm b khoản 2 điều 62 BLTTDS quy định: “Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức được giao tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng.”. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong trường hợp cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, tổ chức, cơ quan kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự (điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự).
- “Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng”(điểm c khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng dân sự).
- “Trường hợp đương sự là tổ chức không phải là pháp nhân mà người đại diện hoặc người quả lý đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tố tụng. Nếu tổ chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể thì cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng”(khoản 3, Điều 62 Bộ luật tố tụng dân sự).  
=> Theo quy định tại K1 Điều 194 BLTTDS thì: “1. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó.” Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải được lập thành văn bản. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ, tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự và viện kiểm sát cùng cấp. 
Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án không phải là chấm dứt việc giải quyết vụ án và đình chỉ tố tụng mà bản thân quá trình giải quyết vụ án chỉ tạm thời bị gián đoạn trong một thời gian nhất định. Vì vậy, sau khi có quyết định tạm đình chỉ hoạt động giải quyết vụ án, tòa án không xóa sổ thụ lý đối với vụ án này mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số, ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó. Thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, pháp luật không quy định cụ thể. Tuy nhiên, sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, nếu thấy có lý do hay căn cứ tạm đình chỉ không còn thì tòa án lại tiếp tục giải quyết vụ án.

Mọi thông tin phản hồi, đóng góp bài viết cho http://luathongthai.com/

 Trân trọng cảm ơn!

 

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung
Các biện pháp bảo đảm thi hành án
Tạm đình chỉ thi hành án
Nghĩa vụ của Bên cung ứng dịch vụ
Công ty Luật Hồng Thái là một đơn vị hàng đầu trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.
Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin thi hành án
Công ty Luật Hồng Thái là một đơn vị Luật hàng đầu trong lĩnh vực thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án và xử lý thi hành án hiệu quả.
Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm áp dụng trong trường hợp đương đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ của họ được thừa kế.
trả lại đơn khởi kiện
Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý vụ án dân sự
Trách nhiệm bồi thường của người giám hộ
Người có quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự
Đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bao gồm: - Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. - Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Toàn án sơ thẩm chưa có hiệu lực. Vậy ai là người có quyền kháng cáo, kháng nghị.
 
Tin nhiều người quan tâm
Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?
 
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu?
Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc...
 
Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật về cư trú, trẻ sinh ra phải được nhập hộ khẩu cho trong thời hạn 60 ngày...
 
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Theo quy định của pháp luật, một doanh nghiệp có thể đăng ký tối đa bao nhiêu chi nhánh? Cùng Luật...
 
BỆNH NHÂN TỬ VONG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BÁC SĨ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHÔNG?
Bác sĩ là một nghề yêu cầu về bằng cấp, máy móc, yêu cầu kiểm định gắt gao vô cùng để có thể hành...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp


Vũ Thị Hiếu
Chuyên Viên Tư Vấn Pháp Lý 
Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software