Nói về việc chủ nhà có quyền xông vào nhà bạn hay không?
Tại Điều 22, Hiến
pháp 2013, quy định:
“Điều 22.
1. Công dân có quyền
có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người
có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác
nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám
xét chỗ ở do luật định.”
Trong trường hợp pháp luật có quy định
và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành
khám xét chỗ ở của một người. Việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Trường hợp tự ý xâm nhập vào chỗ
ở của bạn có thể khởi tố hình sự theo Điều 158, Bộ luật hình sự 2015
“Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
1. Người nào
thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật
chỗ ở của người khác;
b) Dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực, gây sức ép về tinh thần hoặc thủ đoạn trái pháp luật khác buộc người
khác phải rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ;
c) Dùng mọi thủ đoạn trái
pháp luật nhằm chiếm, giữ chỗ ở hoặc cản trở trái phép, không cho người đang ở
hoặc quản lý hợp pháp chỗ ở được vào chỗ ở của họ;
d) Tự ý xâm nhập chỗ ở của
người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp.”
Tuy nhiên, nói về việc thuê phòng trọ của bạn
Bạn thuê
phòng trọ mà không có hợp đồng trong khi đó quy định về hợp đồng thuê phòng trọ
như sau:
- Tại
Điều 472, Bộ luật dân sự 2015
"Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài sản
là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để
sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Hợp đồng thuê nhà ở,
hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục
đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định
khác của pháp luật có liên quan."
- Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập
thành văn bản và bao gồm các nội dung quy định tại Điều 121, Luật Nhà ở
2014
“Điều 121.
Hợp đồng về nhà ở
Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao
gồm các nội dung sau đây:
1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với
nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các
bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền
sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu
chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê
duyệt ban đầu;
3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá;
trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá
thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho
thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua
nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho
mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
7. Cam kết của các bên;
8. Các thỏa thuận khác;
9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu
(nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.”
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Như vậy, trong trường hợp của bạn việc
thuê nhà không được lập thành văn bản đã là không đúng theo quy định của pháp
luật. Giữa hai bên không có sự ràng buộc pháp lý nên việc ở trọ của bạn không
có căn cứ để được pháp luật bảo vệ khi chủ nhà yêu cầu bạn không được ở nữa.
Vì vậy, giao dịch dân sự giữa bạn và chủ
nhà là vô hiệu theo Điều 131, Bộ luật dân sự 2015
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm
giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên
khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện
vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi
tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân
sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan
quy định.