Câu hỏi: Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn luật sư giải đáp thắc
mắc. Tôi có 1 căn nhà đã bị nhà nước thu hồi và đền bù bằng 1 căn nhà mới ở nơi
khác. Ở nơi ở mới đó tôi được bốc lấy lô đất thứ hai (tức đằng sau). Theo sơ đồ
đất ở mới đó có hai con đường bên cạnh và một con đường ở giữa hai lô đất một
và hai. Nhưng hiện giờ có một hộ dân khác chiếm đất dựng nhà luôn vào đường bên
cạnh lô đất nên tôi ở đằng sau không có đường vào nhà. Như vậy thì tôi nên phải
kiến nghị như thế nào và hình phạt xử lý sẽ ra sao?
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Hồng
Thái và Đồng Nghiệp. Về câu hỏi của bạn,công ty Luật Hồng Thái và Đồng Nghiệp
xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý.
- Nghị định 102/2014/NĐ-CP về Xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai.
- Luật đất đai 2013.
- Bộ luật dân sự 2015.
2/ Nếu bị lấn chiếm đất thì phải làm sao?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì hành vi lấn đất
và chiếm đất được định nghĩa như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc
giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho
thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng
mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho
thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”
Như vậy hành vi lấn chiếm khoảng đất này của gia đình nhà
hàng xóm đã vi phạm quy định của pháp luật, gia đình nhà hàng xóm sẽ bị xử phạt
hành chính theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 cũng có quy định về quyền về
lối đi qua như sau:
“Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản
của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có
quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý
trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là
thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của
bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối
đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền
bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối
đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà
cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho
các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết
cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Như vậy, trước hết bạn có thể yêu cầu người hàng xóm mới đó
để lại 1 lối đi phù hợp cho bạn. 2 người sẽ tự thỏa thuận với nhau về chiều
dài, chiều rộng cũng như độ cao của lối đi này.
Tổng đài tư vấn: 19006248 (24/7)
Còn tại Điều 10 của nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về Lấn,
chiếm đất có nội dung như sau:
“Điều 10. Lấn, chiếm đất
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng,
đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng
sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại
Khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
hành vi lấn, chiếm đất ở.
4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn
công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất
động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình
hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao
thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng
cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng,
chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối
với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại
các Khoản 1, 2 và 3 Điều này”.
Như vậy, trước tiên để 2 gia đình không phải xảy ra tranh chấp
hay mâu thuẫn, bạn nên tự thỏa thuận hòa giải với gia đình người hàng xóm mới
kia về việc dành 1 khoảng đất nhỏ phù hợp để đi lại.Nếu như việc thỏa thuận hòa
giải không được,bạn có thể viết đơn trình báo về hành vi lấn chiếm đất công của
gia đình hàng xóm gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu giải quyết hoặc gửi
đơn tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền để được đảm bảo quyền lợi của mình. Lúc
này, Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ yêu cầu tổ chức việc hòa giải. Việc hoà giải phải
được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hoà giải thành hoặc
hoà giải không thành của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Nếu việc hòa giải
không thành thì theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013 khởi kiện tại
Tòa án nhân dân có thẩm quyền (cấp huyện, nơi có bất động sản) theo quy định
của pháp luật về tố tụng dân sự.
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ
thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia
của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp
luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường
Chiến Thắng, Thanh Xuân).
D.K
Dịch vụ sang tên sổ đỏ uy tín - chất lượng - nhanh chóng tại Hà Nội chỉ 01 triệu đồng' ( 08:41 | 29/09/2018 )
Trong quá trình mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, hưởng thừa kế,... từ cá nhân này sang cá nhân...
Ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tài sản chung của gia đình là tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên,... Việc 1... |
Chồng tặng cho đất mà vợ không đồng ý, được không? Hai vợ chồng cùng sở hữu chung một mảnh đất nhưng sau đó chồng ký giấy đồng ý tặng cho người thân... |
Người nước ngoài có được đứng tên trên giấy tờ nhà đất? Hiện nay người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp không... |